Hệ thống bảo tàng ở nước ta hiện nay

Theo như tôi biết thì bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân. Vậy, ở nước ta có hệ thống bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập được phân loại như thế nào?

Theo quy định pháp luật hiện nay thì bảo tàng là nơi bảo quản và trưng bày các sưu tập về lịch sử tự nhiên và xã hội (sau đây gọi là sưu tập) nhằm phục vụ nhu cầu nghiên cứu, giáo dục, tham quan và hưởng thụ văn hoá của nhân dân.

Theo đó, theo quy định tại Điều 47 Luật Di sản văn hóa 2001 được sửa đổi bởi Khoản 23 Điều 1 Luật di sản văn hóa sửa đổi 2009 thì hệ thống bảo tàng ở nước ta bao gồm bảo tàng công lập và bảo tàng ngoài công lập.

Theo đó, bảo tàng công lập bao gồm:

- Bảo tàng quốc gia;

- Bảo tàng chuyên ngành thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;

- Bảo tàng chuyên ngành thuộc các đơn vị trực thuộc bộ, ngành, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương;

- Bảo tàng cấp tỉnh.

Bảo tàng có các nhiệm vụ sau đây:

- Sưu tầm, kiểm kê, bảo quản và trưng bày các sưu tập hiện vật;

- Nghiên cứu khoa học phục vụ việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;

- Tổ chức phát huy giá trị di sản văn hoá phục vụ xã hội;

- Xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực của bảo tàng;

- Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật;

- Thực hiện hợp tác quốc tế theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức hoạt động dịch vụ phục vụ khách tham quan phù hợp với nhiệm vụ của bảo tàng;

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào