Kiểm toán tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng của dự án đầu tư công trình xây dựng

Tôi thấy những tư vấn pháp lý trên trang Ngân hàng Pháp luật được các bạn trong Ban biên tập tư vấn rất chi tiết và cụ thể. Tôi cũng có thắc mắc tôi mong nhận phản hồi từ các bạn. Mong nhận phản hồi. Cụ thể: Kiểm toán tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng của dự án đầu tư công trình xây dựng được quy định như thế nào?

Kiểm toán tình hình công nợ và vật tư, thiết bị tồn đọng của dự án đầu tư công trình xây dựng được quy định tại Khoản 6 Điều 18 Quyết định 02/2017/QĐ-KTNN Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán nhà nước ban hành, cụ thể như sau:

a) Căn cứ kiểm toán

- Các quyết định điều chuyển tài sản.

- Sổ kế toán theo dõi vật tư, tài sản, tình hình công nợ và các chứng từ, tài liệu liên quan.

- Các biên bản kiểm kê tài sản, đối chiếu công nợ với các khách hàng.

- Chế độ của nhà nước về quản lý và xử lý tài sản khi kết thúc dự án.

- Hồ sơ thanh lý, nhượng bán tài sản.

b) Nội dung kiểm toán

- Kiểm toán công nợ phải trả

Kiểm tra số phải trả cho từng khách hàng: Căn cứ vào kết quả kiểm tra giá trị thực hiện đầu tư về chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác được chấp nhận thanh toán ở phần trên, tổng hợp, phân loại theo từng nhà thầu để xác định; kiểm tra sổ sách kế toán, và các chứng từ để xác định số tiền thực tế đã thanh toán cho từng nhà thầu; xác định số nợ phải trả bằng số tiền chấp nhận trả trừ đi số đã trả; thực hiện đối chiếu xác minh công nợ với các nhà thầu hoặc gửi thư xác nhận (nếu thấy cần thiết).

- Kiểm tra tài sản và vốn tồn đọng theo phương pháp: Cân đối nhập, xuất, tồn để xác định số tồn của từng loại vật tư, tài sản, sau đó đối chiếu với số liệu theo sổ kế toán, báo cáo tài chính, tài liệu kiểm kê xem có khớp đúng không. Trong đó có thể chọn mẫu một số vật tư, tài sản tồn kho với số lượng lớn để đối chiếu thực tế.

- Kiểm tra tiền mặt tồn quỹ thông qua việc kiểm kê thực tế đối chiếu với số dư trên sổ kế toán.

- Đối với các khoản tiền gửi ngân hàng thông qua việc đối chiếu với sổ phụ và trực tiếp lấy xác nhận của ngân hàng, đối chiếu xác nhận số dư tài khoản tại cơ quan cấp vốn.

- Xem xét hướng xử lý của chủ đầu tư đối với tài sản (vật tư, thiết bị) dư thừa, phế liệu chưa xử lý, các khoản tiền vốn thu được chưa nộp ngân sách, tồn dư tiền gửi, tiền mặt,…

Trong quá trình thực hiện kiểm toán KTV phải vận dụng các quy định phù hợp tại CMKTNN số 200 – Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tài chính, CMKTNN số 400 – Các nguyên tắc cơ bản của kiểm toán tuân thủ, CMKTNN số 4000 – Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án đầu tư

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào