Trách nhiệm của Bộ Công an trong việc quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài

Tìm hiểu quy định về trách nhiệm của nhà nước trong việc quản lý hoạt động đưa người lao đông đi làm việc ở nước ngoài, có thắc mắc mong nhận phản hồi. Trách nhiệm của Bộ Công an trong việc quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài được quy định ra sao?

Trách nhiệm của Bộ Công an trong việc quản lý nhà nước về người lao động đi làm việc ở nước ngoài quy định tại Điều 10 Nghị định 126/2007/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể:

- Cấp hộ chiếu cho người lao động theo quy định của pháp luật.

- Chỉ đạo lực lượng công an các cấp nắm tình hình các tổ chức, cá nhân hoạt động liên quan đến lĩnh vực đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài nhằm phòng ngừa, phát hiện và kịp thời xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.

- Phối hợp với Cơ quan đại diện ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chỉ đạo cơ quan có thẩm quyền kịp thời điều tra, xử lý đối với những trường hợp phát hiện có dấu hiệu tội phạm theo quy định của pháp luật.

- Phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Cơ quan đại diện ngoại giao, Lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài trong việc tiếp nhận người lao động Việt Nam bị phía nước tiếp nhận lao động trục xuất hoặc bị buộc về nước theo quy định tại Luật Người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

- Khởi tố, điều tra theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bộ Công an

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào