Xác định trọng yếu kiểm toán, trọng tâm kiểm toán trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình

Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Minh Long, hiện tôi đang tìm hiểu quy định của pháp luật về quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình, tôi được biết sau khi thực hiện việc xác đinh và đánh giá rủi ro kiểm toàn thì sẽ thực hiện xác định trọng yếu kiểm toán. Vậy  Ban biên tập cho tôi hỏi:  Xác định trọng yếu kiểm toán, trọng tâm kiểm toán trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định ra sao? Mong sớm nhận phản hồi.

Xác định trọng yếu kiểm toán, trọng tâm kiểm toán trong kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định tại Điều 9 Quyết định 02/2017/QĐ-KTNN Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán nhà nước ban hành, cụ thể như sau:

- Xác định trọng yếu kiểm toán: là vấn đề về xét đoán chuyên môn và phụ thuộc vào sự phân tích của kiểm toán viên về các yêu cầu của đối tượng sử dụng báo cáo kiểm toán. Trọng yếu kiểm toán phải được xem xét trong suốt quá trình kiểm toán. Việc xác định trọng yếu kiểm toán phải được vận dụng phù hợp theo quy định tại CMKTNN số 1320 – Xác định và vận dụng trọng yếu trong kiểm toán tài chính; Đoạn 21và Đoạn 22 CMKTNN số 3000 – Hướng dẫn kiểm toán hoạt động và Đoạn19 đến Đoạn 24 CMKTNN số 4000 – Hướng dẫn kiểm toán tuân thủ.

- Xác định trọng tâm kiểm toán: dựa trên kết quả phân tích, đánh giá thông tin về đơn vị được kiểm toán, kết quả đánh giá rủi ro; căn cứ vào hướng dẫn nội dung, mục tiêu, trọng tâm kiểm toán hàng năm của Kiểm toán nhà nước để xác định trọng tâm kiểm toán làm cơ sở xây dựng Kế hoạch kiểm toán tổng quát. Trọng tâm kiểm toán dự án đầu tư được xác định theo từng nội dung kiểm toán và lựa chọn trong các nội dung kiểm toán thông thường như:

+ Việc tuân thủ quy định của Luật Đầu tư công trong phân bổ, quản lý, sử dụng vốn đầu tư phát triển từ NSNN; việc kiểm soát chặt chẽ việc lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án đầu tư công;

+ Việc tuân thủ quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt, sự cần thiết của dự án đầu tư;

+ Việc tuân thủ trình tự thủ tục đầu tư (lập, thẩm định, phê duyệt dự án, xác định tổng mức đầu tư của dự án; lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán; lựa chọn nhà thầu tư vấn, xây dựng, thiết bị...);

+ Chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồi thường hỗ trợ và tái định cư;

+ Những vấn đề khác (nếu có).

Do bản chất của dự án đầu tư xây dựng mang tính đơn chiếc hầu như không lặp lại, đặc điểm của từng dự án là khác nhau, việc kiểm soát chặt chẽ mọi nguồn lực nhà nước cho hoạt động chi đầu tư xây dựng cơ bản tại mỗi dự án là rất cần thiết, trong từng trường hợp cụ thể, tùy thuộc vào phân tích xét đoán chuyên môn có thể vận dụng trọng yếu kiểm toán, trọng tâm kiểm toán cho phù hợp với từng dự án được kiểm toán.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án đầu tư

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào