Nội dung đánh giá hệ thống kiểm sát nội bộ trong quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình

Bạn Nguyễn Tùng Lâm, hiện bạn đang là chuyên viên ký thuật tại công ty xây dựng tại Tp Hồ Chí Minh vì là dân kỹ thuật nên những kiến thức về việc kiểm sát, theo dõi các số liệu bạn không được nắm vững. Để phục vụ cho kỳ kiểm toán sắp tới, bạn có thắc mắc mong nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể: Nội dung đánh giá hệ thống kiểm sát nội bộ trong quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình được quy định ra sao?

Nội dung đánh giá hệ thống kiểm sát nội bộ trong quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định 02/2017/QĐ-KTNN Quy trình kiểm toán dự án đầu tư xây dựng công trình do Kiểm toán nhà nước ban hành, cụ thể như sau:

Dựa trên các thông tin thu thập được thực hiện đánh giá tính đầy đủ, hiệu lực, hiệu quả, độ tin cậy, những hạn chế của hệ thống KSNB làm cơ sở đánh giá rủi ro và xác định trọng yếu kiểm toán, trọng tâm kiểm toán; các nội dung đánh giá bao gồm:

a) Tính đầy đủ và hiệu lực của bộ máy kiểm soát nội bộ: đánh giá tính đầy đủ và hiệu lực của hệ thống KSNB tại đơn vị dựa trên các nội dung:

- Đặc điểm của Ban QLDA

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy, phân công, phân cấp chức năng và nhiệm vụ giữa các bộ phận trong đơn vị, cơ chế phân cấp về quản lý: Sự rõ ràng, hợp lý, đồng bộ và cơ chế kiểm soát lẫn nhau;

+ Thời gian thành lập, kinh nghiệm QLDA; Ban QLDA chuyên ngành hay Ban QLDA khu vực; Ban QLDA đầu tư xây dựng một dự án hay kiêm nhiệm;

+ Hình thức quản lý dự án: Ban QLDA chuyên ngành, Ban QLDA khu vực trực tiếp quản lý dự án; Chủ đầu tư quyết định thành lập Ban QLDA đầu tư xây dựng một dự án để quản lý; thuê tổ chức tư vấn quản lý dự án; Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc có đủ điều kiện năng lực để quản lý thực hiện dự án cải tạo, sửa chữa quy mô nhỏ, dự án có sự tham gia của cộng đồng.

- Đánh giá điều kiện về năng lực, trình độ chuyên môn của tổ chức tư vấn quản lý dự án (nếu có), Ban QLDA đầu tư xây dựng.

- Đánh giá năng lực của các đơn vị tư vấn, cá nhân hành nghề độc lập tham gia thực hiện dự án.

- Đánh giá năng lực thực hiện của các đơn vị thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

b) Tính đầy đủ và hiệu lực của những quy trình KSNB

Đánh giá tính đầy đủ và hiệu lực của những quy trình KSNB đơn vị đang áp dụng để triển khai thực hiện dự án, gồm:

- Quy định pháp lý đặc thù có ảnh hưởng lớn tới hoạt động của đơn vị.

- Các chính sách và quy chế quản lý của đơn vị.

- Các văn bản quy định xác định cụ thể quy chế để triển khai thực hiện dự án do các cơ quan có thẩm quyền ban hành và các quy định chi tiết của Chủ đầu tư.

- Sự phù hợp của hệ thống KSNB và văn bản quy định pháp luật có liên quan ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện dự án.

c) Đánh giá sự tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan

Đánh giá việc chấp hành các quy định của pháp luật của đơn vị dựa trên hệ thống văn bản pháp lý có liên quan đến dự án thu thập được.

d) Những hạn chế của hệ thống KSNB

e) Những khó khăn, thuận lợi; nguyên nhân khách quan, chủ quan có liên quan đến dự án; tình hình thay đổi nhân sự quản lý dự án.

Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dự án đầu tư

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào