Việc sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa được quy định ra sao?
Việc sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa được quy định tại Điều 7 Nghị định 51/2005/NĐ-CP về nguồn tài chính và quản lý, sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa do Thủ tướng Chính phủ ban hành với nội dung như sau:
Nguồn tài chính quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa được sử dụng vào những công việc sau:
- Hoạt động quản lý nhà nước và phục vụ trong lĩnh vực giao thông đường thuỷ nội địa, bao gồm: khảo sát, theo dõi thông báo tình trạng thực tế tuyến luồng chạy tàu, thuyền; tổ chức giao thông, thanh tra, kiểm tra bảo vệ công trình thuộc kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý, lắp đặt, điều chỉnh báo hiệu trên bờ, dưới nước; theo dõi thuỷ chí, thuỷ văn, đếm phương tiện; bồi dưỡng nghiệp vụ về quản lý đường thuỷ nội địa và các công tác khác.
- Sửa chữa đường thuỷ nội địa, bao gồm:
+ Sửa chữa, bảo trì thường xuyên đường thuỷ nội địa: nạo vét bảo đảm tiêu chuẩn kỹ thuật của luồng theo cấp kỹ thuật đường thuỷ nội địa đã công bố; sửa chữa, bảo trì thường xuyên báo hiệu, phương tiện, thiết bị và các công trình phục vụ trên tuyến đường thuỷ nội địa đang khai thác và các công tác khác;
+ Sửa chữa không thường xuyên đường thuỷ nội địa: nạo vét chỉnh trị, thanh thải vật chướng ngại; sửa chữa, bổ sung, thay thế báo hiệu, phương tiện, thiết bị theo định kỳ hoặc do hư hỏng đột xuất; sửa chữa các hệ thống kè, công trình chỉnh trị dòng chảy, nhà cửa, vật kiến trúc phục vụ công tác quản lý; phòng chống và khắc phục hậu quả lụt bão và các công tác khác.
Trên đây là nội dung trả lời về việc sử dụng nguồn tài chính cho quản lý, bảo trì đường thuỷ nội địa. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Nghị định 51/2005/NĐ-CP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật