Cá nhân có được nhận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất không?
Vấn đề bạn hỏi Ban biên tập xin cung cấp thông tin đến bạn như sau:
Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về các biện pháp bảo đảm trong đó có.
Thế chấp là một biện pháp đảm bảo thực hiện nghĩa vụ, một bên sẽ dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.
Theo quy định của pháp luật dân sự thì quyền sử dụng đất là một quyền tài sản, nếu đáp ứng các điều kiện như thuộc quyền sử dụng của người giao kết giao dịch bảo đảm, tài sản không đang trong quá trình giải quyết tranh chấp, đảm bảo thi hành án hoặc đang đảm bảo để thực hiện nghĩa vụ khác thì sẽ được sử dụng để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ.
Nếu cá nhân có mong muốn thỏa thuận thế chấp tài sản là quyền sử dụng đất thì pháp thực hiện theo quy định về pháp luật đất đai và các quy định mà pháp luật có quy định về vấn đề này.
Theo quy định của luật đất đai thì việc thế chấp quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực. Do đó bên thế chấp và bên nhận thế chấp quyền sử dụng đất phải đến văn phòng công chứng hoặc ủy ban nhân dân cấp xã để thực hiện.
Bên cạnh đó, theo quy định tại Nghị định 102/2017/NĐ-CP thì giao dịch "thế chấp quyền sử dụng đất" là giao dịch bảo đảm bắt buộc phải đăng ký theo quy định. Như vậy, để đảm bảo nghĩa vụ đối kháng với bên thứ ba (tức là trong trường hợp người thế chấp tài sản tiếp tục sử dụng tài sản để thực hiện các giao dịch với người khác) thì bạn cần đăng ký thế chấp tại Văn phòng đăng ký đất đại thuộc Sở Tài Nguyên Môi trường nơi có đất, và thực hiện thêm các quy định khác mà pháp luật có quy định.
Như vậy, pháp luật không có quy định hạn chế cá nhân không được nhận thế chấp quyền sử dụng đất. Nhưng trong quá trình thực hiện việc thế chấp tài sản quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất bạn nên thực hiện theo đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật để tránh các tranh chấp pháp lý phát sinh.
Thư Viện Pháp Luật