Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
Theo quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:
1. Định nghĩa
Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn là bệnh nghe kém không hồi phục do tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong quá trình lao động.
2. Yếu tố gây bệnh
Tiếng ồn trong môi trường lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Làm việc tại sân bay;
- Luyện, cán thép;
- Khai khoáng, mỏ;
- Dệt;
- Xây dựng;
- Cơ khí;
- Huấn luyện bắn súng;
- Bộ đội tăng, thiết giáp, pháo binh;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với tiếng ồn.
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
4.1. Cấp tính
Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng một trong các tiêu chí sau:
- Cường độ tiếng ồn lớn hơn 140 dB;
- Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành.
4.2. Mạn tính
Tiếng ồn vượt quá giới hạn tiếp xúc cho phép theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành.
5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu
- Cấp tính: 1 lần.
- Mạn tính: 4 năm tiếp xúc liên tục với tiếng ồn trên 85dBA trung bình 8 giờ làm việc/ngày. Cường độ tiếng ồn cứ tăng 3dBA thì thời gian tiếp xúc tối thiểu giảm một nửa.
6. Thời gian bảo đảm
- Điếc nghề nghiệp cấp tính: 2 ngày.
- Điếc nghề nghiệp mạn tính: không quy định.
7. Chẩn đoán
7.1. Điếc nghề nghiệp cấp tính
- Đau, chảy máu tai;
- Chóng mặt, ù tai, nghe kém, điếc;
- Vị trí tổn thương: màng nhĩ, tai giữa, ốc tai;
- Tổn thương hai tai đồng đều hoặc không đồng đều: phụ thuộc hướng của nguồn ồn;
- Biểu đồ sức nghe: điếc tiếp nhận hoặc hỗn hợp.
7.2. Điếc nghề nghiệp mạn tính
- Ù tai, nghe kém, khó khăn khi trao đổi công việc. Nếu ngừng tiếp xúc với tiếng ồn, sức nghe cũng không hồi phục nhưng cũng không tiến triển xấu hơn.
- Biểu đồ sức nghe: thể hiện một điếc tiếp âm, khuyết sức nghe ở tần số 3000Hz đến 6000Hz có đỉnh ở tần số 4000Hz, đối xứng 2 tai (đối xứng hoàn toàn hay không hoàn toàn), tùy theo mức độ bệnh mà có tổn thương thể loa đạo đáy hay toàn loa đạo.
8. Nghiệm pháp chẩn đoán
- Đo sức nghe đơn âm hoàn chỉnh (Pure Tone Audiometry);
- Các nghiệm pháp khác (nếu có): Đo nhĩ lượng; đo phản xạ cơ bàn đạp; ghi đáp ứng thính giác thân não - ABR (Auditory Brainstem Response); ghi đáp ứng thính giác thân não tự động - AABR (Automated Auditory Brainstem Response).
9. Tiến triển, biến chứng
9.1. Điếc nghề nghiệp cấp tính
Có thể biến chứng:
- Viêm tai có cholesteatome;
- Tổn thương tiền đình (ù tai, chóng mặt);
- Liệt dây VII;
- Biến chứng nội sọ.
9.2. Điếc nghề nghiệp mạn tính
Ù tai, nghe kém thể toàn loa đạo, có thể tiến triển thành điếc đặc hoàn toàn.
10. Chẩn đoán phân biệt
- Điếc tuổi già;
- Điếc do chấn thương sọ não;
- Điếc sau điều trị bằng tia X sâu vùng đầu cổ;
- Điếc do nhiễm độc;
- Điếc do nhiễm trùng;
- Viêm tai giữa;
- Xốp xơ tai;
- Hội chứng Menière;
- Nghe kém tiếp nhận do các nguyên nhân khác không phải tiếp xúc nghề nghiệp với tiếng ồn.
11. Hướng dẫn giám định
TT |
Tổn thương cơ thể |
Tỷ lệ (%) |
1. |
Điếc nghề nghiệp cấp tính (*) |
|
1.1. |
Nghe kém hai tai |
|
1.1.1. |
Nghe kém nhẹ hai tai |
6 - 10 |
1.1.2. |
Nghe kém nhẹ một tai, trung bình một tai |
16 - 20 |
1.1.3. |
Nghe kém nhẹ một tai, nặng một tai |
21 - 25 |
1.1.4. |
Nghe kém nhẹ một tai, quá nặng một tai |
26 - 30 |
1.1.5. |
Nghe kém trung bình hai tai |
|
1.1.5.1. |
Mức độ I |
21 - 25 |
1.1.5.2. |
Mức độ II |
26 - 30 |
1.1.6. |
Nghe kém trung bình một tai, nghe kém nặng một tai |
31 - 35 |
1.1.7. |
Nghe kém trung bình một tai, nghe kém rất nặng 1 tai |
36 - 40 |
1.1.8. |
Nghe kém nặng hai tai |
|
1.1.8.1. |
Mức độ I |
41 - 45 |
1.1.8.2. |
Mức độ II |
46 - 50 |
1.1.9. |
Nghe kém nặng một tai, nghe quá nặng một tai |
51 - 55 |
1.1.10. |
Nghe kém quá nặng hai tai |
|
1.1.10.1. |
Mức độ I |
61 - 65 |
1.1.10.2 |
Mức độ II |
71 |
1.2. |
Nghe kém một tai |
|
1.2.1. |
Nghe kém nhẹ |
3 |
1.2.2. |
Nghe kém trung bình |
9 |
1.2.3. |
Nghe kém nặng |
11 - 15 |
1.2.4. |
Nghe kém quá nặng |
16 - 20 |
1.3. |
Bệnh tai giữa |
|
1.3.1. |
Viêm tai giữa mạn tính đã điều trị nội khoa ổn định, chưa ảnh hưởng đến chức năng tai |
6 - 10 |
1.3.2. |
Viêm tai giữa mạn tính đã điều trị nội khoa ổn định. Ảnh hưởng đến thính lực: Tính tổn thương cơ thể theo mức độ nghe kém quy định ở Mục 2; Mục 1.2. |
|
1.3.3. |
Di chứng viêm tai giữa như: túi co kéo, xẹp nhĩ, sẹo màng nhĩ: Tính tổn thương cơ thể theo mức độ nghe kém quy định tại Mục 1.1; Mục 1.2. Giai đoạn cuối của viêm tai xẹp và túi co kéo tính theo viêm tai cholesteatome |
|
1.3.3. |
Viêm tai giữa mạn tính nguy hiểm có cholesteatome: Tính tổn thương cơ thể theo mức độ nghe kém quy định tại Mục 1.1; Mục 1.2 cộng lùi với 10% (một tai) hoặc 15% (hai tai). |
|
1.3.4. |
Nếu có biến chứng do viêm tai giữa sang các cơ quan khác tương tự như viêm tắc tĩnh mạch bên, áp xe não, liệt dây thần kinh VII: Áp dụng tỷ lệ tổn thương cơ thể theo mức độ nghe kém quy định tại Mục 1.1; Mục 1.2 và cộng lùi với tỷ lệ biến chứng được quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH. |
|
2. |
Điếc nghề nghiệp mạn tính - Căn cứ vào biểu đồ thính lực âm có biểu hiện thiếu hụt thính lực đặc hiệu của nghe kém do tiếng ồn; - Mức độ thiếu hụt thính lực (*): được tính theo bảng Fowler Sabine; - Tỷ lệ tổn thương cơ thể (suy giảm khả năng lao động) tính theo bảng Felmann Lessing cải tiến theo quy định hiện hành. |
|
(*) Mức độ nghe kém hoặc thiếu hụt thính lực được tính căn cứ theo mất sức nghe ở đường khí trên biểu đồ thính lực đơn âm.
Trên đây là nội dung quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật