Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp

Tôi làm việc trong nhà máy sơn thì được biết là sắp tới công ty có cho nhân viên đi khám bệnh nghề nghiệp có liên quan tới cadimi gì đó nhưng tôi không rõ lắm. Anh chị cho tôi hỏi là việc chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp được hướng dẫn cụ thể như thế nào? Tôi có thể tham khảo vấn đề này ở đâu? Mong sớm nhận được phản hồi từ Ban biên tập, chân thành cảm ơn. Đại Hùng (093***)

Theo quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:

1. Định nghĩa

Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp là bệnh nhiễm độc do tiếp xúc với cadimi và hợp chất cadimi trong quá trình lao động.

2. Yếu tố gây bệnh

Cadimi và hợp chất cadimi trong môi trường lao động.

3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc

- Khai thác quặng, luyện kim màu;

- Sản xuất pin Nickel - Cadimi (Ni - Cd);

- Mạ kim loại;

- Sản xuất sơn, phẩm màu;

- Sản xuất nhựa;

- Thu hồi các kim loại khác có lẫn cadimi;

- Nghề/công việc khác có tiếp xúc với cadimi và hợp chất cadimi.

4. Gii hạn tiếp xúc tối thiểu

4.1. Nhiễm độc cấp tính

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định hàng một trong các tiêu chí sau:

- Nồng độ cadimi vượt quá giới hạn tiếp xúc ngắn theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;

- Biên bản xác nhận tiếp xúc với yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp cấp tính theo quy định hiện hành.

4.2. Nhiễm độc mn tính

Giới hạn tiếp xúc tối thiểu xác định bằng hai trong ba tiêu chí sau:

- Tiếp xúc với cadimi trong quá trình lao động;

- Nồng độ cadimi vượt quá giới hạn tiếp xúc ca làm việc theo quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện hành;

- Cadimi niệu > 5µg/g creatinine hoặc cadimi máu > 5µg/L.

5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu

5.1. Nhiễm độc cấp tính: 2 phút.

5.2. Nhiễm độc mạn tính:

- Tổn thương thận: 2 năm;

- Tổn thương phổi (rối loạn chức năng hô hấp tắc nghẽn, khí phế thũng, ung thư phổi - phế quản): 10 năm.

6. Thời gian bảo đảm

6.1. Nhiễm độc cấp tính: 48 giờ

6.2. Nhiễm độc mạn tính:

- Tổn thương thận: 2 năm;

- Tổn thương phổi: 5 năm;

- Tổn thương xương: 12 năm;

- Ung thư phổi - phế quản: 40 năm.

7. Chẩn đoán

7.1. Nhiễm độc cấp tính

Có thể có các triệu chứng sau:

7.1.1. Sốt khói kim loại

Biểu hiện bằng hội chứng giả cúm xảy ra ngay sau khi tiếp xúc với khói cadmium oxide (CdO): cảm giác khô mũi họng, ho do kích ứng, nhức đầu, mệt mỏi, sốt. Sốt khói kim loại thường tự hết.

7.1.2. Viêm phế quản - phổi (viêm phổi hóa học)

Khởi phát tương tự như "sốt khói kim loại". Sau vài giờ, xuất hiện các triệu chứng giống như nhiễm trùng đường hô hấp trên cấp tính: cảm giác khô mũi họng, ho do kích ứng, đau đầu, chóng mặt, suy nhược, sốt gai lạnh, đau ngực, khó thở có thể tiến triển suy hô hấp hoặc phù phổi cấp và có thể tử vong sau vài ngày do phù phổi cấp.

7.2. Nhiễm độc mạn tính

Có thể có các triệu chứng sau:

7.2.1. Lâm sàng

a) Tổn thương thận (cầu thận, ống thận)

- Đau vùng thận, tiểu buốt, dắt;

- Nước tiểu đục hoặc có máu;

- Phù;

- Rối loạn chức năng ống thận: tăng bài tiết protein trọng lượng phân tử thấp trong nước tiểu như beta 2 microglobulin (β32M) và micro albumin;

- Có thể có tổn thương cầu thận: tăng bài tiết protein trọng lượng phân tử cao trong nước tiểu như albumin, immunoglobulin G (IgG) hoặc transferrin.

b) Tổn thương hệ hô hấp

- Viêm mũi;

- Giảm khứu giác, mất khứu giác;

- Viêm phế quản, phổi mạn tính;

- Rối loạn chức năng thông khí tắc nghẽn;

- Khí phế thũng;

- Ung thư phổi, phế quản.

c) Tổn thương xương

- Loãng xương, đặc biệt phụ nữ sau mãn kinh có thiếu vitamin D;

- Dễ gãy xương.

7.2.2. Cận lâm sàng

- Cadimi niệu > 5µg/g creatinine (là tiêu chuẩn quan trọng nhất);

- Cadimi máu > 5µg/L;

- β2 - Microglobulin niệu > 300 µg/g creatinin.

8. Chẩn đoán phân biệt;

- Nhiễm độc cadimi không phải do nguyên nhân nghề nghiệp.

- Các tổn thương như mô tả tại mục 7 không phải do nhiễm độc cadimi.

9. Hướng dẫn giám định

TT

Tổn thương cơ thể

Tỷ lệ (%)

1.

Thay đổi các chỉ số sinh hóa nhưng chưa có biểu hiện lâm sàng

- Cadimi niệu > 5µg/g creatinine;

- Protein niệu âm tính

5 - 9

2.

Tổn thương mũi

 

2.1.

Rối loạn khứu giác (giảm khứu giác)

 

2.1.1.

1 bên

6 - 10

2.1.2.

2 bên

16 - 20

2.2.

Mất khứu giác hoàn toàn

 

2.2.1.

1 bên

11 - 15

2.2.2.

2 bên

21 - 15

2.3.

Viêm mũi mạn tính

 

2.3.1.

Viêm mũi chưa có thoái hóa hoặc quá phát cuốn

1 - 3

2.3.2.

Viêm mũi có quá phát cuốn hoặc thoái hóa cuốn

 

2.3.2.1.

Còn đáp ứng với thuốc co mạch

6 - 10

2.3.2.2.

Lấp đường thở, đáp ứng kém với thuốc co mạch tại chỗ

11 - 15

2.3.2.3.

Lấp đường thở, không đáp ứng với thuốc co mạch tại chỗ

16 - 20

3.

Bệnh lý hô hấp

 

3.1.

Viêm phế quản, viêm phổi mạn tính

 

3.1.1.

Chưa có rối loạn thông khí phổi

15

3.1.2.

Có di chứng biến chứng: Tỷ lệ được tính như Mục 3.1 cộng lùi với tỷ lệ tương ứng quy định ở Mục 3.2 hoặc 3.3

 

3.2.

Rối loạn thông khí phổi

 

3.2.1.

Mức độ nhẹ

11 - 15

3.2.2.

Mức độ trung bình

16 - 20

3.2.3.

Mức độ nặng và rất nặng

31 - 35

3.3.

Tâm phế mạn

 

3.3.1.

Mức độ 1

16 - 20

3.3.2.

Mức độ 2

31 - 35

3.3.3.

Mức độ 3

51 - 55

3.3.4.

Mức độ 4

81

4.

Tổn thương thận

 

4.1.

Viêm thận bể thận

 

4.1.1.

Chưa có biến chứng

11 - 15

4.1.2.

Có biến chứng: tỷ lệ tổn thương cơ thể cộng lùi với các mức độ của bệnh thận mạn tính được quy định ở Mục 4.3

 

4.2.

Các bệnh cầu thận, bệnh kẽ ống thận mạn tính tỷ lệ tổn thương cơ thể căn cứ theo các mức độ của bệnh thận mạn tính được quy định ở Mục 4.3

 

4.3.

Bệnh thận mạn tính

 

4.3.1.

Giai đoạn 1: tổn thương mức lọc cầu thận bình thường hoặc tăng (>90ml/1 phút)

21 - 25

4.3.2.

Giai đoạn 2: tổn thương mức lọc cầu thận giảm nhẹ (60 - 89ml/1 phút)

31 - 35

4.3.3.

Giai đoạn 3: tổn thương mức lọc cầu thận giảm mức độ trung bình (30 - 59ml/1 phút)

41 - 45

4.3.4.

Giai đoạn 4: tổn thương mức lọc cầu thận giảm mức độ nghiêm trọng (15 - 29ml/1 phút)

61 - 65

4.3.5.

Giai đoạn 5: Ure máu cao mạn tính, bệnh thận giai đoạn cuối

 

4.3.5.1.

Không lọc máu

71 - 75

4.3.5.2.

Có lọc máu

91

5.

Ung thư phổi, phế quản

 

5.1.

Chưa phẫu thuật

 

5.1.1.

Chưa di căn, không rối loạn thông khí phổi

61 - 65

5.1.2.

Chưa di căn, có rối loạn thông khí phổi

71 - 75

5.1.3.

Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác, không rối loạn thông khí phổi hoặc tâm phế mạn.

81 - 85

5.1.4.

Đã di căn đến cơ quan, bộ phận khác hoặc có biến chứng: Áp dụng tỷ lệ Mục 5.1.3 cộng lùi tỷ lệ tổn thương các cơ quan, bộ phận di căn hoặc biến chứng được quy định tại Bảng 2 Thông tư số 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

 

5.2.

Điều trị phẫu thuật:

 

5.2.1.

Kết quả tốt (cắt bỏ được toàn bộ khối u, đường cắt qua tổ chức lành, không có biến chứng)

61 - 65

5.2.2

Kết quả không tốt

81 - 85

6.

* Nếu có biểu hiện loãng xương thì được cộng lùi từ 5 - 10% (Chỉ tính đối với nữ dưới 50 tuổi và nam dưới 55 tuổi)

* Có biến chứng gẫy xương thì tính tỷ lệ xương gãy được quy định tại Bảng 1 Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH

 

7.

Biến chứng (di chứng) khác ở các cơ quan, bộ phận do nhiễm độc cadimi được áp dụng tỷ lệ tổn thương tương ứng quy định tại Bảng 2 của Thông tư 28/2013/TTLB-BYT-BLĐTBXH.

 

Trên đây là nội dung quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào