Hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh hen nghề nghiệp
Theo quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT Quy định về bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành thì:
1. Định nghĩa
Hen nghề nghiệp là bệnh hen do các yếu tố gây bệnh trong môi trường lao động gây nên.
2. Yếu tố gây bệnh
- Yếu tố gây mẫn cảm trong môi trường lao động chủ yếu:
+ Nguồn gốc thực vật như các hạt, bột mì, cà phê, chè, thuốc lá;
+ Nguồn gốc động vật như len, bụi từ súc vật thực nghiệm, từ bọ mạt, côn trùng;
+ Các kim loại đặc biệt muối kim loại như bạch kim, crôm, nickel;
+ Các hợp chất hữu cơ như formaldehyd, phenylen diamin, isocyanat, đặc biệt là toluen, diisocyanat, phthalic anhydrid, eppoxyresin;
+ Các loại kháng sinh, các enzym như chất tẩy rửa
- Yếu tố gây kích thích trong môi trường lao động: Chất kiềm và axit mạnh, những chất oxy hóa mạnh như amoniac, clo, clorit hydro, phosgen, oxyd nitơ hay SO2.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Sản xuất và chế biến mủ cao su;
- Thu gom và xử lý lông động vật;
- Chế biến thực phẩm;
- Đóng gói thịt;
- Làm bánh mỳ;
- Làm chất giặt tẩy;
- Sơn ô tô;
- Sản xuất Vani;
- Chế biến gỗ;
- Mài kim loại;
- Sản xuất dược phẩm và bao bì;
- Nhân viên y tế;
- Nghề, công việc khác có tiếp xúc với các tác nhân gây mẫn cảm hoặc kích thích.
4. Giới hạn tiếp xúc tối thiểu
Yếu tố gây bệnh được ghi nhận trong phần đánh giá yếu tố tiếp xúc nghề nghiệp của Báo cáo kết quả quan trắc môi trường lao động.
5. Thời gian tiếp xúc tối thiểu
2 tuần.
6. Thời gian bảo đảm
7 ngày.
7. Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
- Triệu chứng của cơn hen phế quản điển hình;
- Cơn hen tái phát khi tiếp xúc lại với dị nguyên trong môi trường lao động;
- Thực thể (nghe phổi): Có ran rít, ran ngáy;
- Thể bệnh: Gồm hen phế quản thể mẫn cảm và thể dị ứng.
7.2. Cận lâm sàng
a) Chức năng hô hấp: FEV1 sau ca làm việc giảm ≥ 15% so với trước ca;
b) Test dị nguyên dương tính đối với hen phế quản thể dị ứng (khi cơ sở y tế có đủ điều kiện trang thiết bị và hồi sức cấp cứu).
8. Tiến triển, biến chứng
- Rối loạn thông khí phổi;
- Tâm phế mạn;
- Hội chứng chồng lấp hen và bệnh tắc nghẽn phổi mạn tính (COPD).
9. Chẩn đoán phân biệt
- Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD);
- Các bệnh nhiễm khuẩn phổi;
- Bệnh hen không do nghề nghiệp.
10. Hướng dẫn giám định
TT |
Tổn thương cơ thể |
Tỷ lệ (%) |
1. |
Hen |
|
1.1. |
Mức độ 1: Có 1 - 2 cơn hen một tuần, nhỏ hơn hoặc bằng 2 cơn vào ban đêm một tháng |
11 - 15 |
1.2. |
Mức độ 2: Có trên 2 cơn hen một tuần nhưng dưới 1 cơn một ngày. Cơn vào ban đêm trên 2 cơn một tháng |
21 |
1.3. |
Mức độ 3: Cơn hen ngày xuất hiện thường xuyên, cơn hen đêm lớn hơn 1 cơn một tuần |
31 |
1.4. |
Mức độ 4: Cơn hen ngày xuất hiện liên tục, cơn hen đêm xuất hiện thường xuyên |
41 |
2. |
Rối loạn thông khí phổi |
|
2.1. |
Mức độ nhẹ |
11 - 15 |
2.2. |
Mức độ trung bình |
16 - 20 |
2.3. |
Mức độ nặng và rất nặng |
31 - 35 |
3. |
Tâm phế mạn |
|
3.1. |
Mức độ 1 |
16 - 20 |
3.2. |
Mức độ 2 |
31 - 35 |
3.3. |
Mức độ 3 |
51 - 55 |
3.4. |
Mức độ 4 |
81 |
Trên đây là nội dung quy định về hướng dẫn chẩn đoán, giám định suy giảm khả năng lao động do bệnh hen nghề nghiệp. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 15/2016/TT-BYT.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật