Công đoàn khởi kiện tranh chấp bảo hiểm xã hội trong các trường hợp nào?

Tôi là sinh viên năm 2 khoa Luật Trường Đại học Cần Thơ, chưa học môn Luật Lao động nhưng tôi tìm hiểu trước môn học này để việc học tốt hơn, tôi có thắc mắc sau mong nhận phản hồi. Cụ thể: Việc công đoàn khởi kiện tranh chấp bảo hiểm xã hội được quy định như thế nào?

Việc công đoàn khởi kiện tranh chấp bảo hiểm xã hội được quy định tại Mục 4.4  Phần I Hướng dẫn 95/HD-TLĐ năm 2016 Công đoàn khởi kiện, tham gia tố tụng giải quyết vụ tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành, cụ thể như sau:

Công đoàn khởi kiện tranh chấp bảo hiểm xã hội chỉ trong trường hợp có tranh chấp về bảo hiểm xã hội giữa người lao động với người sử dụng lao động, giữa tập thể lao động với người sử dụng lao động.

- Thông qua công tác theo dõi tình hình đóng bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp, cơ quan Bảo hiểm xã hội xác định doanh nghiệp còn nợ bảo hiểm xã hội, số tiền phải đóng, số tiền nợ, thời gian nợ, tiền lãi chậm đóng bảo hiểm xã hội và đã sử dụng các biện pháp thu nợ bảo hiểm xã hội mà doanh nghiệp vẫn không đóng BHXH, Công đoàn có quyền khởi kiện doanh nghiệp về hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội.

- Khi cơ quan Bảo hiểm xã hội, Thanh tra lao động, cơ quan Thuế kiểm tra doanh nghiệp, phát hiện doanh nghiệp vi phạm quy định tại Điều 26 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng (sau đây gọi tắt là Nghị định số 95/2013/NĐ-CP) và quy định tại Khoản 20 Điều 1 Nghị định số 88/2015/NĐ-CP, lập Biên bản vi phạm hành chính và ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính mà doanh nghiệp không thực hiện, Công đoàn có quyền khởi kiện doanh nghiệp về hành vi vi phạm về bảo hiểm xã hội.

Ban biên tập thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào