Thẩm quyền khởi kiện tranh chấp lao động của Công đoàn
Thẩm quyền khởi kiện tranh chấp lao động của Công đoàn được quy định tại Mục 1 Phần I Hướng dẫn 95/HD-TLĐ năm 2016 Công đoàn khởi kiện, tham gia tố tụng giải quyết vụ tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam ban hành, cụ thể như sau:
- Công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện các vụ án lao động khi được người lao động ủy quyền; có quyền khởi kiện vụ án lao động trong trường hợp cần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động; có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về quyền công đoàn, về kinh phí công đoàn, về bảo hiểm xã hội, về an toàn vệ sinh lao động và các tranh chấp lao động khác hoặc ủy quyền khởi kiện cho Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở, Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
- Công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền khởi kiện vụ án lao động bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, tập thể người lao động tại doanh nghiệp chưa thành lập tổ chức Công đoàn cơ sở và được người lao động, tập thể lao động ủy quyền; có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về quyền công đoàn, về kinh phí công đoàn, về bảo hiểm xã hội, về an toàn vệ sinh lao động và các tranh chấp lao động khác hoặc ủy quyền khởi kiện cho Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn.
- Liên đoàn lao động tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành TW và tương đương, Công đoàn Tổng Công ty trực thuộc Tổng Liên đoàn có quyền khởi kiện vụ án tranh chấp về quyền công đoàn, về kinh phí công đoàn, về bảo hiểm xã hội, về an toàn vệ sinh lao động và các tranh chấp lao động cá nhân, tranh chấp lao động tập thể khác, khi được người lao động, tập thể người lao động ủy quyền.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật