Mô tả trọng yếu để chuẩn bị kiểm toán được quy định ra sao?
Mô tả trọng yếu để chuẩn bị kiểm toán được hướng dẫn thực hiện theo theo quy định tại Khoản 2.2 Điều 9 Quyết định 07/2017/QĐ-KTNN, cụ thể như sau:
Trọng yếu được sơ bộ xác định đối với từng phần của mô hình hoạt động. Định hướng mô tả trọng yếu được tập trung vào các yếu tố sau:
- Có tác động, ảnh hưởng quan trọng đến kết quả thực hiện chương trình, hoạt động.
- Quy mô sử dụng kinh phí lớn.
- Qua kiểm toán có thể đưa ra các kiến nghị mang lại cải thiện tình hình đáng kể, cải thiện hoạt động, tăng cường trách nhiệm giải trình.
- Có tính thời sự, được xã hội, Chính phủ và Quốc hội quan tâm.
- Có sự thay đổi đáng kể về cơ chế thực hiện; thay đổi nhân sự, bố trí lại cơ cấu tổ chức; các thay đổi, bổ sung về quy định pháp luật có liên quan.
b) Ước lượng trọng yếu
Khi ước lượng trọng yếu, kiểm toán viên nhà nước phải dùng xét đoán chuyên môn để đánh giá một cách tổng quát về cả khía cạnh định tính lẫn định lượng. Trọng yếu được đánh giá là cao nếu vấn đề, nội dung hay hoạt động được xem xét có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng cho sự thành công của chương trình, hoạt động của chủ đề kiểm toán và việc cải tiến sẽ có tác động đáng kể đến toàn bộ chủ đề kiểm toán. Trọng yếu được đánh giá là thấp trong trường hợp vấn đề, nội dung hay hoạt động được xem xét vận hành không tốt nhưng ảnh hưởng của nó bị giới hạn trong một phạm vi nhỏ đến sự thành công của chương trình, hoạt động của chủ đề kiểm toán và việc cải tiến có tác động nhỏ đến toàn bộ chủ đề kiểm toán. Các yếu tố cần xem xét bao gồm:
- Giá trị, quy mô sử dụng các nguồn lực.
- Ước lượng mức độ chênh lệch giữa thực tế và các tiêu chí, tiêu chuẩn của chương trình, hoạt động.
- Quy mô các ảnh hưởng về xã hội, kinh tế, môi trường và tổ chức.
- Mức độ và khả năng xảy ra các tác động ngược, ảnh hưởng đến khả năng đạt được mục tiêu của chương trình, hoạt động.
- Mức độ tác động của các sai sót, hạn chế liên quan đến việc sử dụng nguồn lực và vận hành chương trình trong lĩnh vực tương tự.
- Mức độ quan tâm của xã hội, Chính phủ và Quốc hội.
(Ma trận lựa chọn vấn đề, nội dung hay hoạt động được kiểm toán - Mẫu số 03/HSKT-KTHĐ kèm theo).
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật