Trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát
Trách nhiệm chủ trì, phối hợp trong giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát được quy định tại Khoản 5 Điều 17 Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
Trách nhiệm của đơn vị chủ trì kiểm sát:
Khi tiến hành kiểm sát, đơn vị chủ trì kiểm sát đề nghị các đơn vị nghiệp vụ cùng cấp, Viện kiểm sát cấp dưới phối hợp:
- Cung cấp hồ sơ, tài liệu có liên quan đến việc kiểm sát;
- Trao đổi ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản để xác định dấu hiệu vi phạm hoặc kết luận vi phạm của các cơ quan được kiểm sát;
- Lựa chọn áp dụng các biện pháp kiểm sát tương ứng và ban hành các văn bản trong hoạt động kiểm sát;
- Cử Kiểm sát viên tham gia các cuộc trực tiếp kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
Trách nhiệm của đơn vị phối hợp kiểm sát:
- Thực hiện đầy đủ, kịp thời theo đề nghị của đơn vị chủ trì kiểm sát.
- Trường hợp phát hiện vi phạm của các cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thông qua thực hiện công tác chuyên môn, nghiệp vụ của mình, phải chủ động thông báo và kịp thời phối hợp với đơn vị chủ trì kiểm sát thực hiện nhiệm vụ kiểm sát theo quy định.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật