Chi trả các khoản chi từ ngân sách nhà nước theo hình thức lệnh chi tiền

Tìm hiểu quy định của pháp luật về việc chi các khoản chi từ ngân sách nhà nước. Tôi được biết có các hình thức chi chủ yếu gồm, theo hình thức rút dự toán từ Kho bạc Nhà nước, theo hình thức lệnh chi tiền. Nhưng tôi có thắc mắc tôi mong muốn nhận phản hồi. Cụ thể: Chi trả các khoản chi từ ngân sách nhà nước theo hình thức lệnh chi tiền được quy định như thế nào?

Chi trả các khoản chi từ ngân sách nhà nước theo hình thức lệnh chi tiền quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 161/2012/TT-BTC quy định chế độ kiểm soát, thanh toán khoản chi ngân sách nhà nước qua Kho bạc Nhà nước do Bộ Tài chính ban hành, cụ thể như sau:

- Đối tượng chi trả theo hình thức lệnh chi tiền bao gồm:

+ Chi cho các đơn vị, các tổ chức kinh tế, xã hội không có quan hệ thường xuyên với ngân sách nhà nước;

+ Chi trả nợ nước ngoài;

+ Chi cho vay của ngân sách nhà nước;

+ Chi kinh phí ủy quyền (đối với các khoản ủy quyền có lượng vốn nhỏ, nội dung chỉ rõ) theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan tài chính.

+ Một số khoản chi khác theo quyết định của Thủ trưởng cơ quan tài chính.

- Quy trình chi trả theo hình thức lệnh chi tiền:

+ Cơ quan tài chính chịu trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát nội dung, tính chất và kiểm soát hồ sơ chứng từ của từng khoản chi, bảo đảm các điều kiện thanh toán chi trả ngân sách theo quy định tại Điều 3 Thông tư này; ra lệnh chi tiền gửi Kho bạc Nhà nước để chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách.

+ Kho bạc Nhà nước thực hiện xuất quỹ ngân sách và chi trả cho đơn vị sử dụng ngân sách theo nội dung ghi trong lệnh chi tiền của cơ quan tài chính.

Ban biên tập thông tin đến bạn.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ngân sách nhà nước

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào