Việc giải quyết tranh chấp lao động được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Việc giải quết tranh chấp lao động và trách nhiệm của cơ quan tổ chức khi có tranh chấp lao động được quy định tại Điều 212 và 213 của Bộ Luật lao động hiệ hành như sau:
- Điều 212: Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động.
Việc giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành theo những nguyên tắc sau đây:
1. Thương lượng trực tiếp, tự dàn xếp và tự quyết định của hai bên tranh chấp tại nơi phát sinh tranh chấp.
2. Thông qua hòa giải, trọng tài trên cơ sở tôn trọng quyền và lợi ích của hai bên tranh chấp, tôn trọng lợi ích chung của xã hội và tuân theo pháp luật.
3. Giải quyết công khai, khách quan, kịp thời, nhanh chóng và đúng pháp luật.
4. Có sự tham gia của đại diện công đoàn cơ sở hoặc công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa có công đoàn, người lao động và đại diện người sử dụng lao động trong quá trình giải quyết tranh chấp.
- Điều 213: Trách nhiệm của cơ quan tổ chức khi có tranh chấp lao động.
1. Cơn quan, tổ chức có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho hai bên giải quyết tranh chấp lao động thông qua thương lượng, hòa giải nhằm đảm bảo lợi ích của hai bên tranh chấp, ổn định sản xuất, kinh doanh, trật tự và an toàn xã hội.
2. Việc giải quyết tranh chấp lao động tại cơ quan, tổ chức giải quyết tranh chấp lao động được tiến hành sau khi hai bên đã sử dụng hết khả năng thương lượng trực tiếp mà không giải quyết được, khi một bên từ chối thương lượng trực tiếp mà không giải quyết được, khi một bên từ chối thương lượng và một hoặc hai bên có đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động.
3. Tổ chức công đoàn cấp trên cơ sở phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ và giúp đỡ Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện công đoàn cấp trên cơ sở - nơi chưa có công đoàn, việc giải quyết tranh chấp lao động theo đúng quy định của pháp luật.
4. Cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp tỉnh có trách nhiệm tổ chức huấn luyện, nâng cao năng lực chuyên môn của hòa giải viên lao động cấp huyện trong việc giải quyết tranh chấp lao động theo đúng quy định của pháp luật.
5. Khi xảy ra tranh chấp lao động tập thể về quyền thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải chủ động, kịp thời tiến hành giải quyết.
Thư Viện Pháp Luật