Xác định loại đơn, điều kiện kiểm tra, xử lý đơn khiếu nại của Viện kiểm sát
Xác định loại đơn, điều kiện kiểm tra, xử lý đơn khiếu nại của Viện kiểm sát được quy định tại Khoản 1 Điều 14 Quyết định 51/QĐ-VKSTC-V12 năm 2016 Quy chế tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:
- Các trường hợp khiếu nại trong hoạt động tư pháp có quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát, nếu người khiếu nại tiếp tục gửi đơn đối với nội dung đã được giải quyết, thì được xác định là “Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật”.
- Đơn đề nghị kiểm tra lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực pháp luật của Viện kiểm sát chỉ được xem xét kiểm tra khi có một trong những điều kiện sau: đơn bức xúc, kéo dài; đơn về những vụ việc có dấu hiệu oan, sai; đơn có sự chỉ đạo xem xét của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đơn được các cơ quan báo chí và dư luận quan tâm; đơn có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ chính trị ở trung ương hoặc địa phương.
- Sau khi xác định đơn đã đáp ứng điều kiện và thuộc thẩm quyền kiểm tra của Viện kiểm sát cấp mình, đơn vị Kiểm sát và giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát cấp mình quyết định việc kiểm tra; nếu đơn thuộc thẩm quyền kiểm tra nhưng chưa đáp ứng điều kiện, thì lưu đơn để theo dõi, quản lý; nếu đơn thuộc thẩm quyền kiểm tra của Viện kiểm sát khác, thì chuyển Viện kiểm sát có thẩm quyền theo quy định tại khoản 2 Điều này, đồng thời báo tin cho người gửi đơn biết.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật