Vi phạm về điều khiến phương tiện giao thông đường bộ gây chết người
Theo khoản 1 Điều 202 Bộ luật hình sự quy định tội vi phạm về điều khiến phương tiện giao thông đường bộ cụ thể: “Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm”.
Tại điểm b khoản 2 điều 202 Bộ luật hình sự quy định: Phạm tội về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm tù.
Tại khoản 1 điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự quy định: “Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất”.
Như vậy theo các quy định trên, chồng của bạn khi gây tai nạn trong tình trạng say rượu là tình tiết định khung hình phạt quy định tại khoản 2 điều 202 Bộ luật Hình sự và tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ không phải thuộc nhóm các tội phạm chỉ khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Do đó, trong trường hợp này chồng bạn phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi vi phạm. Việc gia đình bạn đã chủ động bồi thường thiệt hại cho gia đình người bị hại sẽ là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự khi vụ án được đưa ra xét xử.
Thư Viện Pháp Luật