Kiểm soát việc phân công trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước được quy định như thế nào?
Kiểm soát việc phân công trách nhiệm của Kiểm toán nhà nước được quy định tại Khoản 1 Điều 7 Quyết định 888/QĐ-KBNN năm 2014 về Quy chế kiểm soát nghiệp vụ kế toán trong hệ thống Kho bạc Nhà nước, cụ thể như sau:
- KTV được giao giữ tài khoản của đơn vị, cá nhân có giao dịch với KBNN (đơn vị giao dịch) có trách nhiệm bảo quản bản đăng ký mẫu chữ ký và mẫu dấu của khách hàng, trực tiếp thực hiện kiểm soát mẫu dấu, chữ ký trên các chứng từ giao dịch tại KBNN trừ trường hợp chi từ dự toán đầu tư; các KTV phải đăng ký mẫu chữ ký trên Sổ đăng ký chữ ký với Giám đốc. Việc đăng ký chữ ký được thực hiện một lần hoặc khi có thay đổi.
- KTT, Phó Trưởng phòng Kế toán Nhà nước KBNN tỉnh, KTT KBNN huyện không được trực tiếp thực hiện các công việc kế toán cụ thể, giao dịch với khách hàng hoặc công tác tài vụ nội bộ.
- Tổ phó Tổ Kế toán Nhà nước tại KBNN huyện không được thực hiện nhiệm vụ kiểm soát chứng từ kế toán của nghiệp vụ do mình trực tiếp thực hiện như giao dịch với khách hàng hoặc công tác tài vụ nội bộ.
- KTV được giao giữ tài khoản tiền gửi của KBNN tại ngân hàng không được kiêm nhiệm kế toán thanh toán bù trừ, không được giữ tài khoản điều chuyển vốn, không được thực hiện việc giao nhận chứng từ trực tiếp với ngân hàng trong trường hợp KBNN giao nhận chứng từ trực tiếp với ngân hàng.
- Kế toán ấn chỉ đặc biệt trong kho tiền không được làm công việc trực tiếp sử dụng ấn chỉ (ví dụ: không làm kế toán thu phạt,...).
- Người có quan hệ gia đình (bố, mẹ, vợ, chồng, con, anh, chị, em ruột) không được bố trí làm việc trong cùng một bộ phận (phòng) kế toán.
- Việc phân công, bố trí cán bộ kế toán trong các quy trình giao dịch một cửa thực hiện theo quy định riêng của Bộ Tài chính và KBNN.
Ban biên tập phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật