Tạm thời thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải

Đọc trên trang tư vấn pháp lý Ngân hàng Pháp luật, tôi thấy rất nhiều thắc mắc của bạn đọc gửi tới được các anh/chị tư vấn rất nhiệt tình và chi tiết. Tôi cũng có thắc mắc sau mong nhận được phản hồi. Cụ thể: Tạm thời thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải của Viện kiểm sát được quy định như thế nào?

Tạm thời thực hành quyền công tố, kiểm sát việc áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải của Viện kiểm sát được quy định tại Điều 23 Quyết định 03/QĐ-VKSTC năm 2017 về Quy chế tạm thời Công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát việc khởi tố, điều tra và truy tố do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, cụ thể như sau:

- Trong giai đoạn khởi tố, điều tra và truy tố, nếu xét thấy cần thiết phải áp dụng biện pháp áp giải, dẫn giải các đối tượng quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 127 Bộ luật Tố tụng hình sự thì Kiểm sát viên báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện trước khi ra quyết định áp giải, dẫn giải.

- Khi kiểm sát việc áp giải, dẫn giải của điều tra viên, Cấp trưởng cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Kiểm sát viên phải kiểm sát chặt chẽ đối tượng bị áp giải, dẫn giải; điều kiện áp dụng, thẩm quyền; nội dung quyết định, trình tự thi hành; cơ quan có trách nhiệm thi hành quyết định áp giải, quyết định dẫn giải. Nếu phát hiện vi phạm phải báo cáo, đề xuất lãnh đạo đơn vị, lãnh đạo Viện ra văn bản yêu cầu khắc phục vi phạm và kiểm sát việc khắc phục vi phạm.

Ban biên tập xin phản hồi thông tin đến bạn. 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào