Chỉ tiêu thống kê số tổ chức pháp chế, số người làm công tác pháp chế
Chỉ tiêu thống kê số tổ chức pháp chế, số người làm công tác pháp chế được quy định tại Tiểu mục 1801 Mục 18 Phụ lục II Nội dung chỉ tiêu thống kê thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tư pháp do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành kèm theo Thông tư 10/2017/TT-BTP như sau:
1. Khái niệm, phương pháp tính
1.1. Khái niệm
- Chỉ tiêu số tổ chức pháp chế, số người làm công tác pháp chế phản ánh tình hình tổ chức và người làm công tác pháp chế tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và tại các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh và doanh nghiệp nhà nước theo quy định của pháp luật.
- Người làm công tác pháp chế gồm những người là cán bộ, công chức, viên chức pháp chế hoặc nhân viên pháp chế được tuyển dụng, điều động, bổ nhiệm hoặc ký hợp đồng làm công tác pháp chế tại các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn của UBND cấp tỉnh, doanh nghiệp nhà nước.
1.2. Phương pháp tính
Doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của cấp nào thì tổng hợp số liệu thống kê theo phạm vi quản lý của cấp đó, không thống kê trùng chéo.
Ví dụ: Một doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ A, nhưng đóng trên địa bàn của tỉnh B, thì toàn bộ nội dung thông tin thống kê về pháp chế của doanh nghiệp đó phải tổng hợp vào số liệu thống kê của Bộ A theo các phân tổ có trong chỉ tiêu này mà không thống kê vào số liệu về pháp chế của tỉnh B. Ngược lại nếu doanh nghiệp nhà nước thuộc thẩm quyền quản lý của tỉnh B (mặc dù thuộc lĩnh vực quản lý ngành của Bộ A) thì số liệu thống kê về pháp chế của doanh nghiệp đó phải được tổng hợp vào số liệu pháp chế của tỉnh B chứ không tổng hợp vào số liệu pháp chế của Bộ A.
2. Phân tổ chủ yếu
- Loại mô hình tổ chức pháp chế (Vụ, phòng, khác);
- Người làm công tác pháp chế:
+ Tính chất công việc (chuyên trách, kiêm nhiệm);
+ Trình độ chuyên môn (Luật, khác);
+ Thâm niên làm công tác pháp chế (trên, dưới 5 năm);
+ Tình trạng được bồi dưỡng về nghiệp vụ pháp chế.
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh/thành phố trực thuộc Trung ương.
3. Kỳ công bố: Năm.
4. Nguồn số liệu: Chế độ báo cáo thống kê Ngành Tư pháp.
5. Đơn vị (thuộc Bộ Tư pháp) chịu trách nhiệm thu thập, tổng hợp
Chủ trì: Cục Kế hoạch - Tài chính;
Phối hợp: Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật.
Trên đây là nội dung quy định về chỉ tiêu thống kê số tổ chức pháp chế, số người làm công tác pháp chế. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Thông tư 10/2017/TT-BTP.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật