Nhóm ngành xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác gồm những hoạt động nào?
Nhóm ngành tái xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, (có hiệu lực từ ngày 20/8/2018), theo đó:
Ngành này gồm: Việc cung cấp dịch vụ khắc phục hậu quả, như việc dọn sạch các khu vực và các toà nhà hư hỏng, khu mỏ, đất, mặt nước và nước ngầm bị ô nhiễm.
390 - 3900 - 39000: Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác
Nhóm này gồm:
- Khử độc các vùng đất và nước ngầm tại nơi bị ô nhiễm, ở vị trí hiện tại hoặc vị trí cũ, thông qua sử dụng các phương pháp cơ học, hoá học hoặc sinh học;
- Khử độc các nhà máy công nghiệp hoặc các khu công nghiệp, gồm cả nhà máy và khu hạt nhân;
- Khử độc và làm sạch nước bề mặt tại các nơi bị ô nhiễm do tai nạn, ví dụ như thông qua việc thu gom chất gây ô nhiễm hoặc thông qua sử dụng các chất hoá học;
- Làm sạch dầu loang và các chất gây ô nhiễm khác trên đất, trong nước bề mặt, ở đại dương và biển, gồm cả vùng bờ biển;
- Hủy bỏ amiăng, sơn chì và các vật liệu độc khác;
- Hoạt động kiểm soát ô nhiễm chuyên dụng khác.
Loại trừ:
- Xử lý và tiêu hủy chất thải không độc hại được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại);
- Xử lý và tiêu hủy chất thải độc hại được phân vào nhóm 3822 (Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại);
- Quét dọn và phun nước trên đường phố được phân vào nhóm 81290 (Vệ sinh công nghiệp và các công trình chuyên biệt).
Trên đây là tư vấn về các hoạt động của nhóm ngành xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác. Để nắm thông tin các ngành nghề đăng ký kinh doanh khác, vui lòng tham khảo tại bài viết: Tổng hợp mã ngành nghề kinh doanh mới nhất.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật