Nhóm ngành xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại gồm những hoạt động nào?
Nhóm ngành xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, (có hiệu lực ngày 20/8/2018), theo đó:
3822: Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại
Nhóm này gồm: Việc lọc bỏ xử lý trước khi đưa vào tiêu hủy các chất thải độc hại dạng rắn và không rắn, gồm các chất thải như chất gây nổ, chất gỉ sét, dễ cháy, chất độc, kích thích, chất gây ung thư, chất phá hủy dần, chất lây nhiễm và các chất khác có hại cho sức khoẻ con người và môi trường.
Loại trừ:
- Đốt chất thải không nguy hiểm được phân vào nhóm 38210 (Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại),
- Khử độc và làm sạch đất, mặt nước; tiêu hủy các nguyên vật liệu độc được phân vào nhóm 39000 (Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác),
- Tái xử lý nhiên liệu hạt nhân được phân vào nhóm 2011 (Sản xuất hoá chất cơ bản).
38221: Xử lý và tiêu hủy rác thải y tế
Nhóm này gồm: Hoạt động của các phương tiện xử lý và tiêu hủy rác thải từ các cơ sở y tế.
38229: Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại khác
Nhóm này gồm:
- Hoạt động của các phương tiện xử lý rác thải độc hại;
- Xử lý và tiêu hủy các động vật sống và chết bị nhiễm độc và các chất thải gây bệnh khác;
- Thiêu hủy rác thải độc hại;
- Tiêu hủy các hàng hóa đã qua sử dụng như tủ lạnh để loại trừ các chất thải gây hại;
- Xử lý, tiêu hủy và cất giữ các chất thải hạt nhân phóng xạ như:
+ Xử lý và tiêu hủy các chất thải phóng xạ đang chuyển trạng thái tức là những chất đang phân hủy trong quá trình vận chuyển từ bệnh viện,
+ Đóng gói, chuẩn bị các điều kiện và các hoạt động xử lý khác đối với chất thải hạt nhân để cất giữ.
Trên đây là nội dung tư vấn về nhóm ngành xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại. Để nắm thông tin các ngành nghề đăng ký kinh doanh khác, vui lòng tham khảo tại bài viết: Tổng hợp mã ngành nghề kinh doanh mới nhất.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật