Nhóm ngành xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại gồm những hoạt động nào?
Nhóm ngành xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành, (có hiệu lực ngày 20/8/2018), theo đó:
3821 - 38210: Xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại
Nhóm này gồm:
Việc xử lý trước khi tiêu hủy và xử lý khác đối với các chất thải rắn và không rắn không độc hại, như:
+ Hoạt động của các khu đất dùng cho tiêu hủy rác thải không độc hại,
+ Tiêu hủy rác thải không độc hại bằng cách đốt cháy hoặc thiêu hủy hoặc bằng các phương pháp khác có hoặc không có dẫn đến sản xuất điện hoặc hơi nước, các nhiên liệu thay thế, khí đốt sinh học, tro, tro bay hoặc các sản phẩm cho mục đích sử dụng khác,
+ Xử lý rác thải hữu cơ để tiêu hủy.
+ Sản xuất phân compốt từ chất thải hữu cơ.
Loại trừ:
- Đốt, thiêu hủy rác thải nguy hiểm được phân vào nhóm 38229 (Xử lý và tiêu hủy rác thải độc hại khác);
- Hoạt động của các cơ sở mà nguyên, vật liệu có thể tái sử dụng đang ở dạng hỗn hợp như giấy, nhựa, lon đựng đồ uống đã dùng và kim loại, cần được phân loại riêng được phân vào nhóm 3830 (Tái chế phế liệu);
- Khử độc và làm sạch đất, nước; tiêu hủy các vật liệu nhiễm độc được phân vào nhóm 39000 (Xử lý ô nhiễm và hoạt động quản lý chất thải khác).
Trên đây là nội dung tư vấn về nhóm ngành xử lý và tiêu hủy rác thải không độc hại. Để nắm thông tin các ngành nghề đăng ký kinh doanh khác, vui lòng tham khảo tại bài viết: Tổng hợp mã ngành nghề kinh doanh mới nhất.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật