Chuyển dạ đình trệ là gì?

Cho hỏi chuyển dạ đình trệ là gì? -Thắc mắc của chú Tình (Long Biên)

Chuyển dạ đình trệ là gì?

Chuyển dạ đình trệ được quy định tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

Chuyển dạ đình trệ bao gồm chuyển dạ kéo dài và chuyển dạ tắc nghẽn.

1. Các dấu hiệu của chuyển dạ đình trệ.

- Pha tiềm tàng kéo dài quá 8 giờ, pha tích cực kéo dài quá 7 giờ.

- Khám thấy độ lọt của ngôi không tiến triển.

- Xuất hiện các dấu hiệu chồng khớp sọ, bướu huyết thanh.

- Đường mở cổ tử cung cắt sang bên phải đường báo động trên biểu đồ chuyển dạ.

- Cổ tử cung ngừng tiến triển luôn là dấu hiệu của chuyển dạ đình trệ.

- Suy thai, cơn co tử cung mau (trên 5 cơn trong 10 phút), có vòng Bandl.

Chú ý: Không phải trường hợp chuyển dạ đình trệ nào cũng có đủ các dấu hiệu trên.

2. Nguyên nhân gây chuyển dạ đình trệ.

- Do mẹ:

+ Bất tương xứng đầu-chậu, tiền sử mẹ mắc bệnh gây biến dạng khung chậu (bại liệt, lao xương, chấn thương vỡ xương chậu).

+ Rối loạn cơn co tử cung: cơn co thưa yếu, cơn co mau mạnh, cơn co không đồng bộ.

+ Có khối u ở tiểu khung (u xơ tử cung, u nang buồng trứng và các u tiểu khung khác).

- Do thai:

+ Các ngôi bất thường (trán, mặt, mông, vai).

+ Thai to (ước từ 3500 g trở lên).

+ Thai bất thường (não úng thủy, bụng cóc).

- Nguyên nhân khác.

+ Dây rốn ngắn.

3. Xử trí.

- Tuyến xã: chuyển tuyến trên.

- Tuyến huyện trở lên: xử trí theo nguyên nhân.

+ Đẻ đường âm đạo (forceps hoặc giác kéo) khi đủ điều kiện.

+ Dùng thuốc điều chỉnh cơn co yếu khi chuyển dạ kéo dài.

+ Phẫu thuật lấy thai khi có chỉ định.

+ Hủy thai nếu có chỉ định.

Trên đây là nội dung quy định về chuyển dạ đình trệ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tìm hiểu Pháp luật

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào