Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước trong cơ quan thuộc Bộ Tư pháp
Thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước trong cơ quan thuộc Bộ Tư pháp được quy định tại Điều 5 Thông tư 16/2011/TT-BTP quy định về phân cấp và ủy quyền thực hiện nhiệm vụ quản lý tài chính, tài sản nhà nước trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tư pháp do Bộ Tư pháp ban hành, theo đó:
1. Bộ trưởng ủy quyền
a) Thứ trưởng phụ trách các lĩnh vực quyết định mua sắm đối với các tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng/đơn vị tài sản; Thứ trưởng phụ trách lĩnh vực thi hành án dân sự quyết định mua sắm đối với các tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có giá trị từ ba trăm triệu đồng đến năm trăm triệu đồng/đơn vị tài sản;
b) Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính quyết định mua sắm đối với tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có giá trị từ một trăm triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng/đơn vị tài sản.
2. Bộ trưởng phân cấp
Thủ trưởng đơn vị dự toán cấp II, cấp III thuộc Bộ quyết định mua sắm đối với tài sản (trừ trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô) có giá trị dưới một trăm triệu đồng/đơn vị tài sản của đơn vị mình và các đơn vị dự toán trực thuộc theo dự toán ngân sách được giao.
3. Việc mua sắm tập trung, mua sắm tài sản theo Đề án được Chính phủ phê duyệt, các dự án chiến lược mang tính tổng thể toàn ngành, có liên quan đến hoạt động của nhiều đơn vị trong ngành thực hiện theo Kế hoạch phê duyệt của Bộ trưởng.
4. Các nội dung quy định về trình tự, thủ tục mua sắm tài sản thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Trên đây là tư vấn về thẩm quyền quyết định mua sắm tài sản nhà nước trong cơ quan thuộc Bộ Tư pháp. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 16/2011/TT-BTP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật