Thai chết trong tử cung

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thai chết lưu và cũng có nhiều trường hợp thai chết lưu mà không tìm được nguyên nhân. Liên quan đến vấn đề này, anh chị cho tôi hỏi Bộ Y tế hướng dẫn như thế nào về vấn đề này? Tôi có thể tham khảo ở đâu về vấn đề thai chết trong tử cung? Hy vọng anh chị có thể cung cấp thông tin giúp tôi để tôi cập nhật kiến thức của mình. Tôi xin cảm ơn. Phương Thái (093***)

Thai chết trong tử cung được quy định tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

Thai chết trong tử cung là thai chết và lưu lại trong buồng tử cung của người mẹ, có thể xảy ra ở bất kỳ tuổi thai nào khi chưa có chuyển dạ.

1.  Chẩn đoán.

- Tử cung có thể nhỏ hơn tuổi thai.

- Không nghe thấy tim thai.

- Siêu âm: không thấy hoạt động tim thai, có thể thấy dấu hiệu chồng xương sọ, thai không cử động.

2. Xử trí.

2.1. Tuyến xã.

- Tư vấn, chuyển tuyến.

2.2. Tuyến huyện và tỉnh.

- Xét nghiệm các yếu tố đông máu: Nếu sinh sợi huyết < 2g/l: dự trù máu tươi cùng nhóm; Transamine 500mg x 2 ống/ngày.

- Kháng sinh: Dùng kháng sinh uống trong 7 ngày. Khi có nguy cơ nhiễm khuẩn: dùng kháng sinh tiêm từ 5 đến 7 ngày

- Thai chết trong tử cung, tuổi thai đến 12 tuần: Hút thai. Kết hợp dùng thuốc: trước khi hút phải giảm đau cho bệnh nhân, dùng thuốc co tử cung sau thủ thuật.

- Thai chết trong tử cung, tuổi thai trên 12 tuần:

+ Gây chuyển dạ bằng misoprostol 100 mcg, cứ 4-6 giờ/lần, ngậm dưới lưỡi hoặc đặt âm đạo.

+ PGE2 dinoprostone (prospess, cerviprime) gây chuyển dạ thuận lợi và an toàn hơn

+ Kiểm tra lại buồng tử cung nếu còn sót rau. Nếu cần dùng thêm oxytocin.

+ Hỗ trợ tinh thần cho sản phụ.

Thai chết trong tử cung có sẹo mổ cũ: nếu có thể đẻ được đường âm đạo, truyền oxytocin

- Pha 5 đv oxytocin vào 500 ml dung dịch glucose 5%, truyền nhỏ giọt tĩnh mạch chậm, liều lượng lúc đầu 5-8 giọt/phút cho đến khi xuất hiện cơn co tử cung phù hợp.

- Theo dõi và điều chỉnh số giọt để đạt được số cơn co phù hợp với sự tiến triển của cuộc chuyển dạ.

- Ngoài ra, tùy tình hình của cuộc đẻ chỉ huy nếu cơn co mau cho oxytocin chảy chậm hoặc có thể phối hợp với những thuốc giảm co có tác dụng làm mềm cổ tử cung.

Mổ lấy thai với thai chết trong tử cung ở 3 tháng cuối:

Trong một số trường hợp thai chết trong tử cung không thể áp dụng các phương pháp lấy thai qua đường âm đạo, vì các nguy cơ vỡ tử cung, chấn thương đường sinh dục... vì vậy có chỉ định mổ lấy thai cho các trường hợp sau:

- Các trường hợp gây chuyển dạ không có kết quả,

- Các trường hợp có chỉ định mổ lấy thai tuyệt đối: các trường hợp này có thể diễn biến phức tạp, phải được hội chẩn, theo dõi chặt chẽ.

+ Mổ lấy thai cũ ≥ 2 lần.

+ Mổ lấy thai cũ < 24 tháng

+ Mổ bảo tồn tử cung trong trường hợp vỡ tử cung.

+ Vết mổ ở tử cung do nhân xơ lớn, sẹo mổ của phẫu thuật Strasmann…

+ Các trường hợp rau tiền đạo.

Trên đây là nội dung quy định về thai chết trong tử cung. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào