Sa dây rốn

Sa dây rốn là một trong những tai biến sản khoa gây hậu quả là suy thai cấp nếu mổ cấp cứu lấy thai chậm, thai nhi sẽ bị suy hô hấp, hôn mê và tử vong hoặc nếu sống sót bé dễ bị tổn thương não do thiếu ôxy dẫn đến di chứng. Liên quan đến vấn đề này, Ban biên tập cho tôi hỏi Bộ y tế hướng dẫn như thế nào về vấn đề này? Chân thành cảm ơn và mong sớm nhận được phản hồi. Thu Tâm (tam***@gmail.com)

Sa dây rốn được quy định tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

1. Chẩn đoán.

- Sa dây rốn trong bọc ối: khám âm đạo thấy dây rốn nằm ở bên hoặc dưới ngôi thai nhưng vẫn trong bọc ối.

- Nếu ối đã vỡ thì thấy dây rốn sa trong âm đạo, có khi ra ngoài âm hộ.

- Hay gặp ngôi bất thường.

2. Xử trí chung.

2.1. Sa dây rốn trong bọc ối.

Tuyến xã.

- Tư vấn cho sản phụ không rặn.

- Đặt sản phụ nằm theo tư thế đầu gối-ngực.

- Dùng thuốc giảm co tử cung, như nifedipin 10mg uống, hoặc salbutamol viên 2mg x 2 viên.

- Chuyển tuyến trên (tư thế sản phụ mông cao).

Tuyến huyện.

- Phẫu thuật lấy thai.

- Nếu thai chết, có đủ điều kiện: lấy thai đường dưới.

2.2. Sa dây rốn khi đã vỡ ối.

Tuyến xã.

- Xác định xem dây rốn còn đập không (kẹp dây rốn giữa 2 ngón tay) và nghe tim thai.

- Nếu thai còn sống:

+ Cho sản phụ nằm tư thế đầu thấp và đánh giá tiến triển của cuộc chuyển dạ và tình trạng thai nhi.

+ Nếu đủ điều kiện đẻ đường dưới: cho đẻ.

+ Nếu không đủ điều kiện đẻ đường dưới: chuyển tuyến.

+ Dùng thuốc giảm co tử cung, như nifedipin 10mg uống hoặc salbutamol viên 2mg x 2 viên trước khi chuyển tuyến.

+ Cho 2 ngón tay vào trong âm đạo đẩy ngôi thai lên cao, tránh chèn ép vào dây rốn hoặc bơm 500ml huyết thanh vào bàng quang, kẹp ống thông.

+ Tư vấn về việc không nên rặn và những diễn biến xấu có thể xảy ra đối với thai.

+ Nếu dây rốn sa ra ngoài âm hộ, bọc dây rốn nhẹ nhàng bằng khăn ẩm, ấm.

- Nếu thai chết: giải thích cho thai phụ và thân nhân rồi chuyển tuyến trên. Chỉ giữ lại ở cơ sở nếu là ngôi đầu và cuộc đẻ sắp kết thúc.

Tuyến huyện.

- Xác định xem dây rốn còn đập không, nghe tim thai. Nếu có siêu âm thì dùng siêu âm

để chẩn đoán xác định tim thai (nếu cần).

- Nếu thai còn sống:

+ Đẻ đường dưới nếu đủ điều kiện.

+ Phẫu thuật lấy thai ngay nếu không đủ điều kiện đẻ đường dưới.

- Nếu thai đã chết, không còn tính chất cấp cứu, theo dõi đẻ đường dưới nếu không có các nguyên nhân đẻ khó khác.

Trên đây là nội dung quy định về việc sa dây rốn. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào