Vỡ ối non
Vỡ ối non được quy định tại Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành kèm theo Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016 như sau:
Vỡ ối non là vỡ ối khi chưa có chuyển dạ.
1. Chẩn đoán.
- Chưa có dấu hiệu chuyển dạ.
- Nước ối ra tự nhiên.
2. Xử trí.
2.1. Tuyến xã
- Tư vấn.
- Kháng sinh.
- Chuyển tuyến trên.
2.2. Tuyến huyện
- Theo dõi thân nhiệt.
- Đóng khố sạch, theo dõi lượng nước ối ra.
- Đánh giá tuổi thai để có thái độ xử trí.
- Siêu âm đánh giá tình trạng thai, nước ối, vị trí bánh rau.
- Cho kháng sinh, corticoid và chuyển tuyến trên nếu thai non tháng (dưới 34 tuần tuổi).
Nếu có cơn co thì cho thuốc giảm co trước khi chuyển
- Nếu tuổi thai 35 tuần trở lên và tiếp tục ra nước ối sau 24 giờ thì gây chuyển dạ (xem
“Các phương pháp gây chuyển dạ”).
- Nếu nước ối không ra nữa, không sốt: siêu âm lại để xác định chỉ số nước ối là bình thường. Tiếp tục cho kháng sinh dự phòng đủ 7 ngày và cho phép sản phụ về nhà, hẹn khám lại sau 1 tuần
2.3. Tuyến tỉnh.
- Tuổi thai trên 34 tuần: điều trị giống tuyến huyện.
- Tuổi thai từ 34 tuần trở xuống: điều trị giữ thai bằng kháng sinh dự phòng và các thuốc giảm co và cho corticoid.
- Nếu có dấu hiệu nhiễm khuẩn ối, đình chỉ thai ở bất kỳ tuổi thai nào.
- Sau 34 tuần, gây chuyển dạ nếu tiếp tục ra nước ối.
Trên đây là nội dung quy định về việc vỡ ối non. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Quyết định 4128/QĐ-BYT năm 2016.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật