Các trường hợp hủy phán quyết trọng tài
Theo quy định pháp luật hiện hành thì Tòa án xem xét việc hủy phán quyết trọng tài khi có đơn yêu cầu của một bên. Việc hủy phán quyết trọng tài được thực hiện trong các trường hợp cụ thể theo quy định của pháp luật hiện nay.
Theo đó, theo quy định tại Khoản 2 Điều 63 Luật Trọng tài thương mại 2010 thì phán quyết trọng tài bị hủy nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Không có thoả thuận trọng tài hoặc thỏa thuận trọng tài vô hiệu (Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải chứng minh);
- Thành phần Hội đồng trọng tài, thủ tục tố tụng trọng tài không phù hợp với thoả thuận của các bên hoặc trái với các quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 (Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải chứng minh) ;
- Vụ tranh chấp không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài; trường hợp phán quyết trọng tài có nội dung không thuộc thẩm quyền của Hội đồng trọng tài thì nội dung đó bị huỷ (Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải chứng minh);
- Chứng cứ do các bên cung cấp mà Hội đồng trọng tài căn cứ vào đó để ra phán quyết là giả mạo; Trọng tài viên nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác của một bên tranh chấp làm ảnh hưởng đến tính khách quan, công bằng của phán quyết trọng tài (Bên yêu cầu hủy phán quyết trọng tài phải chứng minh);
- Phán quyết trọng tài trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam (Tòa án có trách nhiệm chủ động xác minh thu thập chứng cứ để quyết định hủy hay không hủy phán quyết trọng tài.).
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật