Chuẩn mực độc lập và khách quan của nghề nghiệp kiểm toán nhà nước được quy định ra sao?

Chào Ban biên tập, tôi là Nguyễn Hữu Nam, hiện đang làm việc trong một doanh nghiệp kinh tế thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng. Định kỳ hàng năm chúng tôi phải kết hợp với cơ quan kiểm toán để thực hiện nhiệm vụ kiểm toán. Có thắc mắc tôi mong nhận phản hồi từ Ban biên tập, cụ thể: Chuẩn mực độc lập và khách quan của nghề nghiệp kiểm toán nhà nước được quy định ra sao?

 Kiểm toán viên nhà nước phải thực hiện đầy đủ và đúng các quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Kiểm toán viên nhà nước quy định tại Luật Kiểm toán nhà nước, Quy chế tổ chức và hoạt động của Đoàn kiểm toán nhà nước và các văn bản khác có liên quan.

Trong đó, chuẩn mực độc lập và khách quan của nghề nghiệp kiểm toán nhà nước được quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều 5 Quyết định 04/2016/QĐ-KTNN Quy định về quy tắc ứng xử của Kiểm toán viên nhà nước, cụ thể như sau:

- Trong hoạt động kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước phải thật sự độc lập, khách quan, không bị chi phối hoặc bị tác động bởi bất kỳ lợi ích vật chất hoặc tinh thần khi lựa chọn chủ đề kiểm toán, thực hiện kiểm toán và đưa ra kết luận, kiến nghị kiểm toán.

- Khi tiến hành kiểm toán, Kiểm toán viên nhà nước chỉ tuân theo pháp luật, các chuẩn mực, quy trình, phương pháp chuyên môn nghiệp vụ kiểm toán và các quy định khác của Kiểm toán nhà nước trong hoạt động kiểm toán.

- Kiểm toán viên nhà nước phải báo cáo kịp thời với người có thẩm quyền để không tham gia kiểm toán ở đơn vị mà mình có quyền lợi kinh tế hoặc quan hệ gia đình theo quy định tại Điều 28 Luật Kiểm toán nhà nước.

Ban biên tập Ngân hàng Pháp luật xin thông tin đến bạn. 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào