Yêu cầu cơ bản của chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp
Theo quy định pháp luật hiện hành Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp của mỗi ngành đào tạo bao gồm cấu trúc sau:
- Trình độ đào tạo;
- Tên ngành đào tạo;
- Mã ngành;
- Đối tượng tuyển sinh;
- Thời gian đào tạo;
- Giới thiệu và mô tả chương trình;
- Mục tiêu đào tạo bao gồm các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng và thái độ;
- Khung chương trình đào tạo bao gồm cấu trúc kiến thức, kỹ năng, danh mục và thời lượng các học phần trong chương trình khung;
- Nội dung thi tốt nghiệp bao gồm các môn thi và xác định các học phần ứng với mỗi môn thi;
- Mô tả các học phần;
- Các điều kiện thực hiện chương trình khung;
- Hướng dẫn sử dụng chương trình khung để xây dựng chương trình đào tạo cụ thể.
Theo đó, Chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp của mỗi ngành đào tạo phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại Điều 3 Quy định về chương trình khung trung cấp chuyên nghiệp ban hành kèm theo Thông tư 16/2010/TT-BGDĐT, cụ thể là:
- Xác định được chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, trong đó khẳng định được các mục tiêu về kiến thức, kỹ năng, thái độ và đạo đức nghề nghiệp mà người học đạt được sau khi kết thúc chương trình. Đồng thời, phản ánh được những nhiệm vụ chủ yếu mà học sinh thực hiện được sau tốt nghiệp khóa học.
- Thể hiện được tổng thể các nội dung giáo dục trong khoá học và phân bố thời lượng hợp lý cho các nội dung hoạt động nhằm đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục.
- Tên ngành đào tạo phải phù hợp với danh mục ngành đào tạo trung cấp chuyên nghiệp do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành.
- Nội dung chương trình phải phù hợp với mục tiêu đào tạo, phù hợp với tải trọng dạy và học của giáo viên và học sinh. Nội dung phải đảm bảo tính hiện đại và hội nhập quốc tế, phù hợp với yêu cầu phát triển của ngành, địa phương và đất nước, đồng thời kế thừa kiến thức, kinh nghiệm của người học và đảm bảo khả năng liên thông với các chương trình đào tạo ở bậc học khác trong hệ thống giáo dục quốc dân.
- Xác định được danh mục các học phần, thời lượng cho từng học phần, trong đó xác định thời gian học lý thuyết và thời gian học thực hành, thực tập, xác định học phần bắt buộc và các học phần tự chọn trong khoá học. Mô tả được nội dung và chuẩn đầu ra của các học phần
- Xác định được các nội dung và phân bổ thời gian cho từng nội dung trong toàn khoá học, đảm bảo tải trọng dạy và học giàn đều trong suốt khóa học.
- Thể hiện được yêu cầu tối thiểu về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, nguồn lực tài chính khi triển khai thực hiện chương trình nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo.
- Thể hiện được phương pháp đánh giá kết quả học tập, xác định mức độ đạt được chuẩn đầu ra của các học phần và của chương trình đào tạo.
- Xác định được nội dung các môn thi tốt nghiệp nhằm đánh giá mức độ đạt được chuẩn đầu ra của người học sau khi kết thúc chương trình.
- Được xây dựng và đánh giá bởi các chuyên gia phát triển chương trình đào tạo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà giáo và đại diện cơ quan, đơn vị sử dụng nhân lực có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm về xây dựng chương trình đào tạo.
- Được cập nhật và điều chỉnh trên cơ sở nghiên cứu đánh giá việc thực hiện chương trình trong thực tế.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật