Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị vụ án hành chính

Em tên Hoài An hiện là sinh viên năm 3 trường Đại học Luật Tp. HCMM. Vừa qua trong quá trình trao đổi cùng với các bạn về hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị vụ án hành chính qua các giai đoạn thì tôi vẫn không rõ lắm, hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị vụ án hành chính là gì? Có văn bản nào quy định cụ thể không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 185 Luật tố tụng hành chính 2010, hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị được quy định như sau:

1. Những phần của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa được đưa ra thi hành, trừ trường hợp pháp luật quy định cho thi hành ngay.

2. Bản án, quyết định hoặc những phần của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.

** Đồng thời mình xin cung cấp thêm Toà án cấp sơ thẩm phải gửi hồ sơ vụ án, đơn kháng cáo, quyết định kháng nghị và tài liệu, chứng cứ kèm theo cho Toà án cấp phúc thẩm trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày:

- Người kháng cáo nộp đơn kháng cáo cho Toà án cấp sơ thẩm, trong trường hợp người kháng cáo được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm;

- Người kháng cáo nộp cho Toà án cấp sơ thẩm biên lai nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trong trường hợp người kháng cáo phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm;

- Toà án cấp sơ thẩm nhận được quyết định kháng nghị của Viện kiểm sát.

Trên đây là nội dung tư vấn về Hậu quả của việc kháng cáo, kháng nghị vụ án hành chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tham khảo thêm tại Luật tố tụng hành chính 2010.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào