Thương lượng bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát được quy định như thế nào?
Thương lượng bồi thường thiệt hại trong tố tụng hình thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát được quy định tại Điều 15 Quyết định 304/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân do Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành, cụ thể như sau:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành báo cáo xác minh thiệt hại, Viện kiểm sát giải quyết bồi thường thống nhất với người yêu cầu bồi thường về thời gian, địa điểm thương lượng.
Các bên có thể thống nhất thương lượng tại một trong các địa điểm sau đây:
+ Tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại hoặc người yêu cầu bồi thường cư trú (đối với cá nhân) hoặc đặt trụ sở (đối với tổ chức);
+ Tại trụ sở Viện kiểm sát giải quyết bồi thường;
+ Tại địa điểm khác.
- Thời hạn thương lượng là 10 ngày, kể từ ngày bắt đầu thương lượng. Trường hợp vụ việc giải quyết yêu cầu bồi thường có nhiều tình tiết phức tạp thì thời hạn thương lượng tối đa là 15 ngày, kể từ ngày bắt đầu thương lượng.
Người yêu cầu bồi thường và người giải quyết bồi thường có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thương lượng nhưng không quá 10 ngày, kể từ ngày hết thời hạn quy định tại khoản này. Việc thỏa thuận kéo dài thời hạn thương lượng phải được ghi vào biên bản thương lượng.
- Thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường bao gồm:
+ Đại diện Lãnh đạo Viện kiểm sát giải quyết bồi thường chủ trì thương lượng việc bồi thường;
+ Người giải quyết bồi thường;
+ Người yêu cầu bồi thường, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người yêu cầu bồi thường quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 5 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
+ Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 68;
+ Đại diện cơ quan tài chính cùng cấp, người thi hành công vụ gây thiệt hại, cá nhân, tổ chức khác trong trường hợp cần thiết theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 68.
- Việc thương lượng được thực hiện theo các bước sau đây:
+ Người yêu cầu bồi thường trình bày ý kiến về yêu cầu bồi thường của mình và cung cấp bổ sung tài liệu, chứng cứ liên quan (nếu có);
+ Người giải quyết bồi thường công bố báo cáo xác minh thiệt hại;
+ Người giải quyết bồi thường và người yêu cầu bồi thường trao đổi, thỏa thuận về các nội dung thương lượng quy định tại khoản 5 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
+ Đại diện Viện kiểm sát giải quyết bồi thường trình bày ý kiến;
+ Người thi hành công vụ gây thiệt hại trình bày ý kiến (nếu có);
+ Cá nhân, đại diện các tổ chức khác phát biểu ý kiến theo yêu cầu của người chủ trì;
+ Đại diện cơ quan tài chính phát biểu ý kiến về các loại thiệt hại, mức thiệt hại, số tiền bồi thường (nếu có);
+ Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường phát biểu ý kiến.
- Việc thương lượng phải được lập thành biên bản theo quy định tại khoản 7 Điều 46 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Quy định này.
- Trường hợp thương lượng thành thì Viện trưởng Viện kiểm sát giải quyết bồi thường ra Quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 47 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước và Điều 16 Quy định này.
Trường hợp thương lượng không thành, người giải quyết bồi thường giải thích cho người yêu cầu bồi thường về quyền khởi kiện ra Tòa án yêu cầu giải quyết bồi thường.
Ban biên tập xin phản hồi thông tin đến bạn.
Thư Viện Pháp Luật