Phương án bảo vệ đập thủy điện phải có các nội dung nào?

Chào Ban biên tập, tôi là Đinh Viết Hồng, là cán bộ hưu trí đã về hưu, hiện tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Tôi thấy hiện nay ở nước mình hầu hết các đập thủy điện, hồ chứa nước đều phân bố tại các vùng miền núi, nếu công tác vận hành và quản lý không chặt chẽ, nếu lỡ gây ra tình trạng vỡ đập thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến người và của tại các vùng hạ du, đồng bằng. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi. Các phương pháp bảo vệ đập thủy điện phải có các nội dung nào để đảm bảo an toàn? Mong sớm nhận phản hồi. 

Phương án bảo vệ đập thủy điện phải có các nội dung quy định tại Khoản 3 Điều 11 Thông tư 34/2010/TT-BCT quy định về quản lý an toàn đập của công trình thủy điện do Bộ Công thương ban hành, cụ thể như sau:

a) Thông tin chung về đập

- Tên đập;

- Địa điểm xây dựng;

- Chủ đập;

- Quy mô/tầm quan trọng của đập (đập quan trọng/đập lớn/đập nhỏ);

- Các thông số kỹ thuật, sơ đồ mặt bằng đập;

- Đánh giá về hiện trạng an toàn đập.

b) Phương án bảo vệ đập

- Xác định phạm vi bảo vệ;

- Chế độ bảo vệ thường xuyên, kiểm tra định kỳ và đột xuất;

- Tổ chức lực lượng bảo vệ: bố trí, phân công và trách nhiệm bảo vệ.

- Tổ chức, chỉ huy; Thông tin liên lạc;

- Xử lý tình huống hư hỏng đập;

- Vật tư, thiết bị, phương tiện, nhân lực, lương thực dự phòng.

c) Phương án xử lý, khắc phục hành vi xâm hại đập.

d) Phương án phối hợp với chính quyền địa phương.

đ) Phương án dự phòng ứng phó với các sự kiện có khả năng gây mất an toàn cho đập

- Các kế hoạch hành động dựa trên các phân tích tình trạng bất thường có thể xảy ra;

- Diễn tập ứng phó.

Ban biên tập xin phản hồi thông tin đến bạn. 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào