Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong tố tụng hình thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát

Chào Ban biên tập, Tôi là Nguyễn Quang Đồng, tôi có thắc mắc mong nhận phản hồi từ Ban biên tập, thắc mắc của tôi như sau. Gần đây tôi thấy trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, một số Viện kiểm sát đã nhận định và truy tố sai tôi danh đối với một số bị cáo, để giải quyết vấn đề Viện kiểm sát có thực hiện việc bồi thường đối với những sự việc đó. Vậy Ban biên tập cho tôi hỏi. Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong tố tụng hình thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát được quy định như thế nào?

Tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong tố tụng hình thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát quy định tại Điều 3 Quyết định 304/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về quy trình giải quyết yêu cầu bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự thuộc trách nhiệm của Viện kiểm sát nhân dân do Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao ban hành, cụ thể như sau:

- Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm giải quyết bồi thường (sau đây gọi tắt là Viện kiểm sát giải quyết bồi thường) phân công người tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường.

- Trường hợp người yêu cầu bồi thường trực tiếp nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, người tiếp nhận hồ sơ ghi vào Sổ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường và cấp giấy xác nhận đã nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường.

Trường hợp hồ sơ yêu cầu bồi thường được gửi qua dịch vụ bưu chính thì trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, người tiếp nhận hồ sơ ghi vào Sổ tiếp nhận hồ sơ yêu cầu bồi thường và thông báo bằng văn bản về việc nhận hồ sơ cho người yêu cầu bồi thường.

- Hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm các tài liệu sau đây:

+ Văn bản yêu cầu bồi thường được lập theo Mẫu số 01 ban hành kèm theo Quy định này;

+ Văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan, người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự xác định rõ người bị thiệt hại thuộc một trong các trường hợp được Nhà nước bồi thường quy định tại Điều 35 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

+ Tài liệu chứng minh nhân thân của người bị thiệt hại gồm một trong các giấy tờ sau: chứng minh thư nhân dân, căn cước công dân, hộ chiếu, sổ hộ khẩu thường trú, giấy khai sinh, giấy xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người bị thiệt hại làm việc;

+ Tài liệu chứng minh nhân thân của người yêu cầu bồi thường và chứng minh tư cách là người đại diện hoặc người thừa kế của người bị thiệt hại trong trường hợp người bị thiệt hại không trực tiếp yêu cầu bồi thường theo quy định tại điểm c khoản này, các điểm b và c khoản 2 Điều 41 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;

+ Tài liệu chứng minh các thiệt hại yêu cầu bồi thường;

+ Các tài liệu khác liên quan đến yêu cầu bồi thường (nếu có).

- Các tài liệu quy định tại khoản 3 Điều này phải là bản chính hoặc là bản sao có công chứng, chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.

Ban biên tập xin phản hồi thông tin đến bạn.

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào