Lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu

Xin cho hỏi: hiện nay việc lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được pháp luật quy định như thế nào? Rất mong nhận được phản hồi trong thời gian sớm nhất. Xin cảm ơn rất nhiều!

Theo quy định tại Điều 4 Thông tư 57/2018/TT-BTC thì việc lập, phê duyệt phương án xử lý tài sản là tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được quy định cụ thể như sau:

1. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng Bộ Tài chính theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Đối với tài sản xử lý theo hình thức Điều chuyển từ trung ương về địa phương và ngược lại hoặc giữa các địa phương theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định tịch thu - bản sao), báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và trình Bộ, cơ quan trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản đề nghị Bộ Tài chính phê duyệt.

- Căn cứ đề nghị của Bộ, cơ quan trung ương và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính quy định tại Khoản 1 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ Tài chính) lập phương án xử lý tài sản, trình Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt theo thẩm quyền.

b) Đối với tài sản là nhà, đất, xe ô tô và các tài sản khác có giá trị từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản do cơ quan, người có thẩm quyền thuộc trung ương quyết định tịch thu xử lý theo các hình thức còn lại quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP; đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý tài sản, lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại Khoản 2 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương), báo cáo Bộ, cơ quan trung ương có văn bản đề nghị Bộ trưởng Bộ Tài chính phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

2. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương hoặc cơ quan, người được phân cấp theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan trung ương quản lý, sử dụng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

- Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định tịch thu - bản sao), báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), gửi cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương.

- Cơ quan được giao nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương lập phương án xử lý tài sản theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ, cơ quan trung ương quản lý, sử dụng, trình Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan trung ương hoặc cơ quan, người được phân cấp theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP xem xét, phê duyệt theo thẩm quyền.

b) Đối với tài sản xử lý theo các hình thức còn lại quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP, đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý, báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc Bộ, cơ quan trung ương, trình cơ quan, người có thẩm quyền quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt hoặc báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định theo thẩm quyền.

3. Đối với tài sản thuộc thẩm quyền phê duyệt phương án xử lý của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp phê duyệt phương án xử lý theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

a) Đối với tài sản xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng theo quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

Đơn vị chủ trì quản lý tài sản đề xuất phương án xử lý (kèm theo 01 bản quyết định tịch thu - bản sao) gửi Phòng Tài chính – Kế hoạch (đối với tài sản do cấp huyện quyết định tịch thu) để báo cáo Sở Tài chính hoặc gửi Sở Tài chính (đối với tài sản do cấp tỉnh quyết định tịch thu) lập phương án xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc địa phương quản lý, sử dụng, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt theo quy định (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp).

Đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp, căn cứ đề xuất của đơn vị chủ trì quản lý tài sản, Phòng Tài chính - Kế hoạch lập phương án xử lý theo hình thức giao hoặc Điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo quy định.

b) Đối với tài sản xử lý theo các hình thức còn lại quy định tại Điểm c Khoản 2 Điều 18 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP:

Đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý, báo cáo cơ quan cấp trên (nếu có), lấy ý kiến của cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại Khoản 3 Điều 19 Luật Quản lý, sử dụng tài sản công (sau đây gọi là cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công thuộc địa phương), trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 19 Nghị định số 29/2018/NĐ-CP phê duyệt theo quy định (đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp tỉnh phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp).

Đối với tài sản do người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt phương án xử lý theo phân cấp thì đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập phương án xử lý tài sản, lấy ý kiến của Phòng Tài chính - Kế hoạch, trình người có thẩm quyền thuộc cấp huyện phê duyệt theo quy định.

4. Đối với tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng, Bộ, cơ quan trung ương và Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phân cấp cho đơn vị chủ trì quản lý tài sản lập, phê duyệt phương án xử lý và tổ chức thực hiện theo quy định.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi phạm hành chính

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào