Mức trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân tham gia kháng chiến đã phục viên, xuất ngũ
Theo quy định hiện hành thì thì quân nhân tham gia kháng chiến chống Mỹ cứu nước, nhập ngũ từ ngày 30/4/1975 trở về trước, có dưới 20 năm công tác trong quân đội đã phục viên, xuất ngũ về địa phương, hiện không thuộc diện hưởng chế độ hưu trí, chế độ mất sức lao động hoặc chế độ bệnh binh hàng tháng, thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Đã phục viên, xuất ngũ về địa phương;
- Đã chuyển ngành rồi thôi việc;
- Đã phục viên, xuất ngũ một thời gian rồi tiếp tục công tác (tái ngũ; làm việc ở cơ quan, đơn vị, tổ chức ngoài quân đội), sau đó lại phục viên, xuất ngũ, thôi việc.
Theo đó, trường hợp quân nhân được hưởng chế độ theo quy định trên và thuộc trường hợp được trợ cấp hàng tháng thì chế độ trợ cấp hàng tháng đối với quân nhân được thực hiện theo quy định tại Mục II Thông tư liên tịch 144/2008/BQP-BLĐTBXH-BTC và Khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 110/2010/TTLT-BQP-BLĐTBXH-BTC, cụ thể như sau:
Đối tượng quy định tại khoản 1 Mục I Thông tư liên tịch 144/2008/BQP-BLĐTBXH-BTC, có từ đủ 15 năm đến dưới 20 năm công tác trong quân đội (bao gồm cả trường hợp hiện đang công tác ở xã, phường, thị trấn hưởng lương từ ngân sách Nhà nước có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng không đủ điều kiện hoặc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện để đủ điều kiện được hưởng chế độ hưu trí theo quy định tại Nghị định số 152/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội bắt buộc), được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng, tính theo số năm công tác thực tế. Mức hưởng cụ thể như sau:
- Từ ngày 01 tháng 01 năm 2009 đến ngày 30 tháng 4 năm 2009, mức trợ cấp hàng tháng là:
+ Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 690.000 đồng/tháng;
+ Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 724.500 đồng/tháng;
+ Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 759.000 đồng/tháng;
+ Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 793.500 đồng/tháng;
+ Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 828.000 đồng/tháng.
- Từ ngày 01 tháng 5 năm 2009 đến ngày 30 tháng 4 năm 2010, mức trợ cấp hàng tháng là:
+ Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 724.500 đồng/tháng;
+ Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 760.725 đồng/tháng;
+ Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 796.950 đồng/tháng;
+ Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 833.175 đồng/tháng;
+ Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 869.400 đồng/tháng.
- Từ ngày 01 tháng 5 năm 2010, mức trợ cấp hàng tháng là:
+ Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm, mức trợ cấp bằng 813.614 đồng/tháng;
+ Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm, mức trợ cấp bằng 854.294 đồng/tháng;
+ Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm, mức trợ cấp bằng 894.975 đồng/tháng;
+ Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm, mức trợ cấp bằng 935.656 đồng/tháng;
+ Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm, mức trợ cấp bằng 976.336 đồng/tháng.
Khi Chính phủ điều chỉnh lương hưu, trợ cấp hàng tháng thì mức hưởng của các đối tượng nêu trên cũng được điều chỉnh tương ứng; thời điểm được điều chỉnh thực hiện theo quy định của Chính phủ kể từ sau ngày 01/01/2009.
Người được hưởng trợ cấp hàng tháng từ trần thì thôi hưởng từ tháng tiếp theo; người tổ chức lễ mai táng được hưởng trợ cấp một lần bằng 3 tháng trợ cấp hiện hưởng của người từ trần.
Ví dụ. Ông Nguyễn Đình K được hưởng trợ cấp hàng tháng từ tháng 01/2009 với mức 630.000 đồng/tháng, đến tháng 10/2009 ông Nguyễn Đình K từ trần, người tổ chức mai táng được hưởng trợ cấp một lần là:
03 tháng x 630.000 đồng/tháng = 1.890.000 đồng.
Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật