Ai có thẩm quyền ra quyết định thu hồi tài sản công trong ngành Kiểm sát?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2018 quy định về việc phân cấp quản lý, sử dụng tài sản công trong ngành Kiểm sát nhân dân do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành, thẩm quyền ra quyết định thu hồi tài sản công được quy định như sau:
1. Đối với tài sản công là trụ sở làm việc của cơ quan, đơn vị trong ngành Kiểm sát nhân dân: Thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý, sử dụng tài sản công và Nghị định số 151/2017/NĐ-CP ngày 26/12/2017 của Chính phủ.
2. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định thu hồi tài sản công là ô tô, phương tiện vận tải, tài sản khác (không phải là trụ sở làm việc) của đơn vị thuộc phạm vi quản lý trên cơ sở đề nghị của Cục trưởng Cục Kế hoạch - Tài chính đối với tài sản có giá trị (nguyên giá theo sổ kế toán) từ 500 triệu đồng trở lên/01 đơn vị tài sản hoặc tổng giá trị tài sản (nguyên giá theo sổ kế toán) từ 3.000 triệu đồng trở lên.
3. Chánh Văn phòng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Thủ trưởng các đơn vị toán trực thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh quyết định thu hồi tài sản công (trừ tài sản công thuộc thẩm quyền quy định tại Khoản 1, 2 Điều này) của đơn vị thuộc phạm vi quản lý, báo cáo gửi Viện kiểm sát nhân dân tối cao (qua Cục Kế hoạch - Tài chính) để theo dõi, quản lý.
4. Đối với các tài sản công khác, Thủ trưởng đơn vị quyết định thu hồi đối với tài sản do mình quyết định đầu tư, mua sắm theo thẩm quyền được phân cấp tại Điều 6 Quy định này.
Trên đây là nội dung tư vấn về thẩm quyền ra quyết định thu hồi tài sản công trong ngành Kiểm sát. Để hiểu rõ hơn vấn đề vui lòng tìm hiểu thêm tại Quyết định 94/QĐ-VKSTC năm 2018.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật