Thương nhân Việt Nam thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới Việt-Trung nhằm thực hiện những khoản thu nào?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Thông tư 19/2018/TT-NHNN hướng dẫn về quản lý ngoại hối đối với hoạt động thương mại biên giới Việt Nam - Trung Quốc do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành, có hiệu lực từ 12/10/2018, nội dung này được quy định như sau:
Thương nhân Việt Nam có hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc được sử dụng tài Khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới để thực hiện các giao dịch thu sau:
- Thu:
+ Thu CNY chuyển Khoản từ việc bán hàng hóa, dịch vụ qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc;
+| Thu nộp CNY tiền mặt từ hoạt động xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới Việt Nam - Trung Quốc theo quy định tại Điều 5 Thông tư này;
+ Thu CNY chuyển Khoản từ phần chênh lệch trong giao dịch bù trừ hàng hóa, dịch vụ xuất khẩu với hàng hóa, dịch vụ nhập khẩu;
+ Thu CNY chuyển Khoản từ tài Khoản thanh toán bằng đồng CNY của thương nhân đó mở tại chi nhánh ngân hàng biên giới khác;
+ Nộp lại số CNY tiền mặt của thương nhân rút ra cho nhân viên đi công tác tại Trung Quốc nhưng chi tiêu không hết tại chi nhánh ngân hàng biên giới đã rút tiền. Khi nộp CNY tiền mặt vào tài Khoản, thương nhân xuất trình cho chi nhánh ngân hàng biên giới chứng từ liên quan đến việc rút tiền từ tài Khoản và Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu về số CNY tiền mặt mang vào. Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh có xác nhận của Hải quan cửa khẩu chỉ có giá trị cho thương nhân gửi CNY tiền mặt vào tài Khoản trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày kể từ ngày nhập cảnh ghi trên Tờ khai nhập cảnh - xuất cảnh;
+ Thu từ việc mua CNY chuyển Khoản tại chi nhánh ngân hàng biên giới.
Trên đây là nội dung tư vấn về những khoản thu khi sử dụng tài Khoản thanh toán bằng đồng CNY tại chi nhánh ngân hàng biên giới Việt-Trung. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tham khảo thêm tại Thông tư 19/2018/TT-NHNN.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật