Ban chủ nhiệm biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm quốc gia

Tôi đang tìm hiểu về việc biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm quốc gia. Ngân hàng pháp luật cho tôi hỏi Ban chủ nhiệm biên soạn giáo trình giáo trình giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm quốc gia được quy định như thế nào? Nhờ được tư vấn giúp. Cảm ơn! Hồng Loan - Tiền Giang

Ban chủ nhiệm biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm quốc gia được quy định tại Điều 16 Thông tư 29/2013/TT-BLĐTBXH quy định về xây dựng chương trình, biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm cấp độ quốc gia do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành, theo đó: 

1. Thành lập ban chủ nhiệm cho từng nghề do Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề quyết định thành lập trên cơ sở đề xuất các thành viên tham gia của các Bộ, ngành, cơ quan ngang Bộ, địa phương, các tập đoàn kinh tế, các tổng công ty và các trường có liên quan để thực hiện nhiệm vụ biên soạn giáo trình cho từng nghề, từng cấp trình độ đào tạo.

2. Thành phần, số lượng, cơ cấu, tiêu chuẩn thành viên của ban chủ nhiệm

a) Thành phần của ban chủ nhiệm gồm: chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, thư ký và các ủy viên.

b) Số lượng thành viên của ban chủ nhiệm từ 11 đến 15 người tùy theo từng nghề.

c) Cơ cấu gồm: giáo viên, giảng viên, các chuyên gia, cán bộ quản lý có kinh nghiệm của nghề.

d) Tiêu chuẩn: những người có trình độ đại học trở lên; có ít nhất 5 năm kinh nghiệm trực tiếp giảng dạy, biên soạn giáo trình; có uy tín trong sản xuất kinh doanh, quản lý, giảng dạy, biên soạn giáo trình trong lĩnh vực của nghề.

3. Quyền hạn và trách nhiệm của ban chủ nhiệm

a) Được thành lập tiểu ban biên soạn giáo trình một số mô đun/môn học của nghề để giúp việc cho ban chủ nhiệm thực hiện các nội dung biên soạn giáo trình cho nghề được giao theo quy định tại Điều 13, 14 và 15 của Thông tư này. Mỗi tiểu ban biên soạn có từ 3 đến 5 thành viên là giáo viên, giảng viên có kinh nghiệm trong giảng dạy của nghề.

b) Trường hợp không thành lập tiểu ban biên soạn theo quy định tại điểm a của khoản này, ban chủ nhiệm được quyền ký hợp đồng với trường, nhóm chuyên gia (sau đây gọi chung là đơn vị nhận hợp đồng biên soạn giáo trình); đơn vị nhận hợp đồng biên soạn giáo trình phải có kinh nghiệm, năng lực về biên soạn giáo trình để thực hiện các nội dung biên soạn giáo trình cho nghề được giao theo quy định tại Điều 13, 14 và 15 của Thông tư này.

c) Trách nhiệm, quyền hạn của tiểu ban biên soạn/đơn vị nhận hợp đồng biên soạn giáo trình do ban chủ nhiệm quy định.

d) Tổ chức tập huấn hoặc được tập huấn phương pháp, quy trình cho các thành viên của tiểu ban biên soạn hoặc thuộc đơn vị nhận hợp đồng biên soạn giáo trình.

đ) Chịu trách nhiệm về nội dung, chất lượng của giáo trình dạy nghề; báo cáo trước hội đồng thẩm định giáo trình và hoàn thiện dự thảo; giao nộp giáo trình cho Tổng cục Dạy nghề sau khi đã được hội đồng thẩm định giáo trình đánh giá đạt yêu cầu và đề nghị phê duyệt.

e) Thực hiện chi tiêu, chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp lý, hợp pháp của các chứng từ và lưu giữ hồ sơ theo quy định hiện hành.

Trên đây là tư vấn về ban chủ nhiệm biên soạn giáo trình dạy nghề trình độ trung cấp, cao đẳng cho các nghề trọng điểm quốc gia. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 29/2013/TT-BLĐTBXH. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.  

Chúc sức khỏe và thành công! 

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Trình độ trung cấp

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào