Trách nhiệm pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ
Trách nhiệm pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ được quy định tại Điều 11 Thông tư 06/2015/TT-TTCP quy định về rà soát, hệ thống hóa, pháp điển, kiểm tra, xử lý văn bản quy phạm pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật thuộc trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ, theo đó:
1. Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm:
a) Giúp Tổng Thanh tra Chính phủ lập Đề nghị xây dựng đề mục;
b) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, trình Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành kế hoạch chung để thực hiện pháp điển và phân công đơn vị thực hiện; theo dõi, đôn đốc và kiểm tra việc thực hiện kế hoạch;
c) Tổ chức kiểm tra kết quả pháp điển của Thanh tra Chính phủ;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan thuộc Thanh tra Chính phủ ký hợp đồng và quản lý đội ngũ cộng tác viên thực hiện pháp điển.
2. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ có trách nhiệm:
a) Cử công chức phối hợp với Vụ Pháp chế thực hiện pháp điển văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách;
b) Phối hợp với Vụ Pháp chế trong trường hợp phát hiện có quy phạm pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo hoặc không còn phù hợp với thực tế trong văn bản do mình soạn thảo trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc trong văn bản quy phạm pháp luật liên tịch do mình chủ trì soạn thảo để xử lý theo quy định của pháp luật về ban hành văn bản quy phạm pháp luật trước khi sắp xếp các quy phạm pháp luật vào đề mục.
Trên đây là tư vấn về trách nhiệm pháp điển văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị thuộc Thanh tra Chính phủ. Để biết thêm thông tin chi tiết bạn hãy tham khảo tại Thông tư 06/2015/TT-TTCP. Mong rằng những tư vấn của chúng tôi sẽ giúp giải đáp được những vướng mắc của bạn.
Chúc sức khỏe và thành công!
Thư Viện Pháp Luật