Việc thảo luận dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn được quy định như thế nào?

Ban biên tập hãy trả lời giúp tôi câu hỏi sau: Việc thảo luận dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn được quy định như thế nào? Có văn bản nào nói đến vấn đề này hay không? Mong nhận được sự phản hồi từ mọi người. Xin cảm ơn!

Việc thảo luận dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn được quy định tại Khoản 4 Điều 6 Thông tư 40/2016/TT-BTNMT quy định về Quy trình kỹ thuật dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn trong điều kiện bình thường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành với nội dung như sau:

- Nội dung thảo luận:

+ Phân tích, đánh giá độ tin cậy của các kết quả dự báo bằng các phương án khác nhau được sử dụng trong các bản tin dự báo, cảnh báo gần nhất;

+ Tổng hợp các kết quả dự báo ban đầu từ các phương án khác nhau và nhận định của các dự báo viên;

+ Phân tích, đánh giá diễn biến thời tiết đã qua đến thời điểm dự báo trên cơ sở các nguồn số liệu quan trắc, viễn thám và mô hình;

+ Người chịu trách nhiệm ra bản tin lựa chọn kết quả dự báo cuối cùng đảm bảo độ tin cậy cao nhất.

- Thời gian thảo luận

+ Hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia

Thảo luận dự báo thời tiết thời hạn ngắn trong điều kiện bình thường được thực hiện ít nhất 02 lần/ngày vào 9 giờ 00 và 13 giờ 45; thời hạn cực ngắn được thực hiện trước khi ban hành bản tin ít nhất 30 phút.

+ Tổ chức, cá nhân không thuộc hệ thống dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn quốc gia tự quy định thời gian thảo luận dự báo, cảnh báo cho phù hợp.

Trên đây là nội dung trả lời về việc thảo luận dự báo, cảnh báo thời tiết thời hạn cực ngắn, thời hạn ngắn. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Thông tư 40/2016/TT-BTNMT.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào