Điều kiện cảnh báo kết quả học tập của sinh viên

Xin chào, tôi là Hoàng Nam, đang là sinh viên đại học. Ở trường tôi, cứ từng học kỳ, nhà trước sẽ xem xét và thực hiện cảnh báo kết quả học tập của những sinh viên có kết quả học tập không tốt. Vậy cho em hỏi, để nhà trường thực hiện công việc trên thì phải có các điều kiện nào?

Theo quy định hiện hành thì cảnh báo kết quả học tập được thực hiện theo từng học kỳ, nhằm giúp cho sinh viên có kết quả học tập kém biết và lập phương án học tập thích hợp để có thể tốt nghiệp trong thời hạn tối đa được phép theo học chương trình.

Theo đó, việc cảnh báo kết quả học tập của sinh viên được dựa trên các điều kiện được quy định tại Điều 16 Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định 43/2007/QĐ-BGDĐT được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Thông tư 57/2012/TT-BGDĐT, cụ thể như sau:

- Điểm trung bình chung tích luỹ đạt dưới 1,20 đối với sinh viên năm thứ nhất, dưới 1,40 đối với sinh viên năm thứ hai, dưới 1,60 đối với sinh viên năm thứ ba hoặc dưới 1,80 đối với sinh viên các năm tiếp theo và cuối khoá;

- Điểm trung bình chung học kỳ đạt dưới 0,80 đối với học kỳ đầu của khóa học, dưới 1,00 đối với các học kỳ tiếp theo;

- Tổng số tín chỉ của các học phần bị điểm F còn tồn đọng tính từ đầu khoá học đến thời điểm xét vượt quá 24 tín chỉ.

Tuỳ theo đặc điểm của từng trường, Hiệu trưởng quy định áp dụng một hoặc hai trong ba điều kiện nêu trên để cảnh báo kết quả học tập của sinh viên và quy định số lần cảnh báo kết quả học tập, nhưng không vượt quá 2 lần liên tiếp.

Trên đây là quan điểm tư vấn của chúng tôi đối với vấn đề mà bạn đang thắc mắc.

Trân trọng!

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Sinh viên

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào