Phát biểu khi tranh luận và đối đáp tại phiên Tòa hành chính được quy định như thế nào?

Xin chào, tôi tên Xuân Thương là sinh viên ngành Luật tại Tp. HCM. Để hoàn thiện bài báo cáo, tôi có nghiên cứu về phát biểu khi tranh luận và đối đáp tại phiên Tòa qua các giai đoạn, tuy nhiên tôi gặp vướng mắc ở giai đoạn 2010-2014, Phát biểu khi tranh luận và đối đáp tại phiên Tòa hành chính được quy định như thế nào? Các bạn hỗ trợ giúp tôi vấn đề này nhé. Cảm ơn! (0123**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 159 Luật tố tụng hành chính 2010, Phát biểu khi tranh luận và đối đáp được quy định như sau:

- Khi phát biểu về đánh giá chứng cứ, đề xuất quan điểm của mình về việc giải quyết vụ án, người tham gia tranh luận phải căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã thu thập được và đã được xem xét, kiểm tra tại phiên toà cũng như kết quả việc hỏi tại phiên toà. Người tham gia tranh luận có quyền đáp lại ý kiến của người khác. Chủ toạ phiên toà không được hạn chế thời gian tranh luận, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh luận trình bày hết ý kiến, nhưng có quyền cắt những ý kiến không có liên quan đến vụ án.

- Bên cạnh đó, mình xin cung cấp thêm Phát biểu của Kiểm sát viên như sau:

+ Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng hành chính, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.

+ Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành quy định tại Điều này.

Trên đây là nội dung tư vấn về Phát biểu khi tranh luận và đối đáp tại phiên tòa hành chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Luật tố tụng hành chính 2010. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào