Giải quyết tranh chấp trong dịch vụ bưu chính được thực hiện như thế nào?

Em tên là Anh Tài sinh sống và làm việc tại Gia Lai. Vì nhu cầu công việc nên em có tìm hiểu một số vấn đề về hệ thống bưu chính của Việt Nam, tuy nhiên vướng phải một số khó khăn, nhờ Ban biên tập hỗ trợ. Cụ thể: trước khi Luật bưu chính 2010 có hiệu lực, giải quyết tranh chấp trong dịch vụ bưu chính được thực hiện như thế nào? Văn bản nào quy định vấn đề này? Mong sớm nhận được sự phản hồi. (0123**)

Căn cứ theo quy định tại Điều 30 Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông năm 2002, Giải quyết tranh chấp trong dịch vụ bưu chính được quy định như sau:

- Các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư có nghĩa vụ thực hiện hợp đồng đã giao kết. Khi xảy ra tranh chấp do vi phạm hợp đồng thì các bên có thể thoả thuận về việc giải quyết tranh chấp; trong trường hợp không đạt được thoả thuận thì có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

- Bên cạnh đó, mình xin cung cấp thêm trách nhiệm bồi thường thiệt hại:

+ Các bên tham gia cung cấp, sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do mình gây ra cho phía bên kia trong việc cung cấp, sử dụng dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư. Việc bồi thường thiệt hại được thực hiện theo quy định của pháp luật.

+ Bên tham gia cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư không phải bồi thường thiệt hại gián tiếp hoặc những nguồn lợi không thu được do việc cung cấp dịch vụ không đảm bảo chất lượng gây ra.

+ Bên tham gia cung cấp dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát thư được miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại trong trường hợp bất khả kháng theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn về Giải quyết tranh chấp trong dịch vụ bưu chính. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông năm 2002.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào