Những đối tượng nào được thành lập nhà xuất bản trước ngày 19/7/1993?
Những đối tượng được thành lập nhà xuất bản trước ngày 19/7/1993 được quy định tại Điều 5 Sắc luật số 003/SLT về việc về quyền tự do xuất bản do Chủ tịch nước ban hành với nội dung như sau:
Để bảo đảm cho các nhà xuất bản hoạt động theo đúng tính chất và nghĩa vụ của ngành xuất bản quy định ở chương II Sắc luật số 003/SLT về việc về quyền tự do xuất bản do Chủ tịch nước ban hành, mỗi nhà xuất bản phải có những điều kiện sau đây:
- Nhà xuất bản phải có những người chịu trách nhiệm chính thức: chủ nhiệm (hoặc giám đốc), quản lý và tổng biên tập. Những người này phải là những người có quyền công dân và lý lịch tư pháp trong sạch.
- Tôn chỉ, mục đích và hướng hoạt động của nhà xuất bản phải rõ ràng, phù hợp với tính chất và nghĩa vụ đã quy định ở chương II.
- Có trụ sở chính thức.
Bên cạnh đó, muốn lập một nhà xuất bản, phải xin phép trước và phải làm đẩy đủ những thủ tục do Chính phủ quy định. Sau khi được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép, nhà xuất bản mới được bắt đầu hoạt động.
Nhìn chung, tại thời điểm này không quy định rõ ràng là đối tượng nào được thành lập nhà xuất bản nhưng dựa vào các điều kiện để thành lập thì ta cũng có thể biết được những đối tượng nào có thể thành lập nhà xuất bản.
Trên đây là nội dung trả lời về những đối tượng được thành lập nhà xuất bản trước ngày 19/7/1993. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Sắc luật số 003/SLT về việc về quyền tự do xuất bản do Chủ tịch nước ban hành.
Trân trọng!
Thư Viện Pháp Luật