Việc quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản được quy định như thế nào?

Ban biên tập hãy giúp tôi trả lời câu hỏi sau: Hiện nay, việc quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản được quy định như thế nào? Có văn bản nào nói về vấn đề này hay không? Mong sớm nhận được sự phản hồi. Xin cảm ơn!

Hiện nay, việc quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản được quy định tại Điều 6 Luật Xuất bản 2012 với nội dung như sau:

- Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản bao gồm:

+ Xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển hoạt động xuất bản; ban hành theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động xuất bản và bản quyền tác giả trong hoạt động xuất bản;

+ Tổ chức đọc, kiểm tra, thẩm định xuất bản phẩm lưu chiểu;

+ Cấp, thu hồi các loại giấy phép trong hoạt động xuất bản;

+ Nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ trong hoạt động xuất bản; đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động xuất bản;

+ Hợp tác quốc tế trong hoạt động xuất bản;

+ Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động xuất bản;

+ Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo, thống kê và công tác thi đua, khen thưởng trong hoạt động xuất bản; tuyển chọn và trao giải thưởng đối với xuất bản phẩm có giá trị cao.

- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản trong phạm vi cả nước.

- Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản.

- Các bộ, cơ quan ngang bộ phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản theo thẩm quyền.

- Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản tại địa phương.

Trên đây là nội dung trả lời về việc quản lý của nhà nước về hoạt động xuất bản. Bạn có thể tìm hiểu thêm thông tin về vấn đề này tại Luật xuất bản 2012.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào