Quy định về hợp nhất, chia tách, giải thể pháp nhân

Bộ luật dân sự quy định về hợp nhất, chia tách, giải thể pháp nhân như thế nào?

 1. Về hợp nhất pháp nhân.
 
 a) Các pháp nhân cùng loại có thể hợp nhất thành một pháp nhân mới theo quy định của điều lệ, theo thỏa thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 
b) Sau khi hợp nhất, các pháp nhân cũ chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của các pháp nhân cũ được chuyển giao cho pháp nhân mới
 
2. Về sáp nhập pháp nhân.
 
a) Một pháp nhân có thể được sáp nhập ( sau đây gọi là pháp nhân được sáp nhập ) vào một pháp nhân khác cùng loại ( sau đây gọi là pháp nhân sáp nhập ) theo quy định của điều lệ, theo thỏa thuận giữa các pháp nhân hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 
b) Sau khi sáp nhập, pháp nhân được sáp nhập chấm dứt; các quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân được sáp nhập được chuyển giao cho pháp nhân sáp nhân.
 
3. Về chia pháp nhân.
 
a) Một pháp nhân có thể chia thành nhiều pháp nhân theo quy định của điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 
b) Sau khi chia, pháp nhân bị chia chấm dứt; quyền, nghĩa vụ dân sự của pháp nhân chia được chuyển giao cho các pháp nhân mới.
 
4. Về tách pháp nhân.
 
a) Một pháp nhân có thể tách thành nhiều pháp nhân theo quy định của điều lệ hoặc theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 
b) Sau khi tách, pháp nhân bị tách và pháp nhân được tách thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình phù hợp với mục đích hoạt động của các pháp nhân đó.
 
5. Giải thể pháp nhân Pháp nhân có thể bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
 
a) Theo quy định của điều lệ;
 
b) Theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
 
c) Hết thời hạn hoạt động được ghi trong điều lệ hoặc trong quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Lưu ý: Trước khi giải thể, pháp nhân phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ tài sản.
 

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào