Vật chứng trong vụ án hình sự được bảo quản như thế nào?

Xin chào, tôi tên Minh Toàn sinh sống và làm việc tại Tp. HCM. Khi xem trên các trang báo đài có thấy các vụ án hình sự hiện nay diễn ra với mức độ ngày càng phức tạp, do đó việc thu thập dũng như bảo quản vật chứng cũng khó khăn hơn, theo quy định hiện hành tôi cũng đã có tìm hiểu chút ít, do đó mà tôi tò mò ở giai đoạn 1988-2008, Vật chứng trong vụ án hình sự được bảo quản như thế nào? Văn bản nào quy định cụ thể vấn đề này? Mong sớm nhận được phản hồi từ các bạn. (0123**)

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2 Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự 1988, bảo quản vật chứng được quy định như sau:

- Vật chứng phải được bảo quản nguyên vẹn, không để mất mát, lẵn lộn và hư hỏng. Hồ sơ vụ án ở cơ quan nào thì cơ quan đó có trách nhiệm bảo quản vật chứng. Vật chứng là tiền, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ phải được giám định ngay sau khi thu thập và phải chuyển ngay để bảo quản tại ngân hàng hoặc tại các cơ quan chuyên trách khác.

- Người có trách nhiệm bảo quản vật chứng mà để mất mát, hư hỏng thì phải bồi thường; trong trường hợp huỷ hoại hoặc cố ý làm hư hỏng vật chứng nhằm làm sai lệch hồ sơ vụ án thì phải chịu trách nhiệm theo Điều 236 Bộ luật hình sự.

- Đồng thời mình cũng xin cung cấp thêm để bạn được rõ vật chứng cần được thu thập kịp thời, đầy đủ, được mô tả đúng thực trạng vào biên bản và đưa vào hồ sơ vụ án.

Trong trường hợp vật chứng không thể đưa vào hồ sơ vụ án thì phải chụp ảnh để đưa vào hồ sơ và vật chứng phải được niêm phong, bảo quản.

Trên đây là nội dung tư vấn về bảo quản vật chứng trong tố tụng hình sự. Để hiểu rõ và chi tiết hơn vui lòng tìm hiểu thêm tại Bộ luật tố tụng hình sự 1988. Mong là những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ít cho bạn.

Trân trọng!

Thư Viện Pháp Luật

lượt xem
Thông báo
Bạn không có thông báo nào